Bộ Ngoại giao Đức: Dự luật trừng phạt Nga của Mỹ là "không thể chấp nhận được"

Nguyễn Phương (Theo Tass)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong bài trả lời phóng vấn hãng tin TASS (Nga), người phát ngôn của Ngoại trưởng Đức ngày 2/8 cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống lại Nga là không thể chấp nhận được.

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/8 đã ký phê chuẩn dự luật tăng cường trừng phạt Nga.
Hồi tuần trước, lưỡng viện Quốc hội Mỹ đã thông qua dự luật trên với số phiếu gần như tuyệt đối.
Trong bài trả lời phóng vấn hãng TASS (Nga), người phát ngôn của Ngoại trưởng Đức cho rằng các biện pháp trừng phạt mới của Mỹ chống lại Nga là không thể chấp nhận được.
"Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn dự luật mới tăng cường trừng phạt của Mỹ áp đặt với Nga đã được dự đoán từ trước, song điều quan trọng là chờ đợi ông Trump sẽ giải quyết dự luật này như thế nào", người phát ngôn nói thêm.
 Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel. Ảnh: EPA 
"Đó là lý do tại sao chúng tôi kêu gọi sự phối hợp chặt chẽ trong việc áp đặt các chính sách trừng phạt theo đúng luật pháp quốc tế", người phát ngôn nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn, Chính phủ Đức sẽ không ủng hộ các biện pháp trừng phạt ngoài lãnh thổ đi ngược luật pháp quốc tế.
Các nước Liên minh châu Âu (EU) lo ngại rằng, dự án Dòng chảy phương Bắc 2, dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, có thể bị ảnh hưởng do trừng phạt của Mỹ, đe dọa đến an ninh năng lượng của khu vực.
Mặt khác, dự luật cũng nói rằng chính phủ Mỹ cần ưu tiên xuất khẩu các nguồn năng lượng của Mỹ sang châu Âu để tạo công ăn việc làm cho nền kinh tế của riêng mình.
Trước đó, hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Đức Sigmar Gabriel khẳng định dự luật tăng cường trừng phạt của Mỹ đối với Nga không nên chỉ phục vụ lợi ích của ngành năng lượng.
Trả lời phỏng vấn tờ báo của tập đoàn truyền thông Funke (Đức) xuất bản ngày 31/7, Bộ trưởng Kinh tế và Năng lượng Đức Brigitte Zypries cho rằng, dự luật trừng phạt mới của Mỹ dự kiến nhằm vào Nga vi phạm luật pháp quốc tế và do vậy Ủy ban châu Âu nên xem xét các biện pháp trả đũa.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần