Đồng USD tăng mạnh

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong phiên giao dịch 13/7, tỷ giá USD tiếp tục leo dốc lên mức cao nhất trong 10 ngày nhờ số liệu tích cực của kinh tế Mỹ.

Chỉ số Dollar Index, cho biết sức mạnh của đồng USD thông qua diễn biến tỷ giá giữa đồng bạc xanh và 6 đồng tiền chủ chốt còn lại, tăng 0,12% lên 94,867 điểm. Chỉ số này đã tăng lên mức 94,867 điểm, mức cao nhất kể từ ngày 3/7 trong phiên trước đó.
Tỷ giá USD đồng loạt tăng so với yen Nhật, euro và bảng Anh trong phiên giao dịch sớm tại châu Á.
Đồng USD giữ đà tăng so với hầu hết đồng tiền chủ chốt một phần nhờ báo cáo giá tiêu dùng Mỹ công bố ngày 12/7 cho thấy áp lực lạm phát tăng ổn định có thể khiến Cục Dự trữ Liên bang (FED) theo đuổi chính sách tăng dần lãi suất.
So với đồng yen Nhật, tỷ giá USD tăng 0,2% lên mức 112,71 yen. Trong tuần này, tỷ giá đồng bạc xanh lần đầu tiên phá ngưỡng 112 yen kể từ ngày 10/1.
 Đồng USD tiếp tục duy trì đà tăng mạnh so với các đồng tiền chủ chốt khác.
Giá USD duy trì ở đỉnh 6 tháng so với yen Nhật và đỉnh 2 tháng so với franc Thụy Sỹ nhờ số liệu lạm phát và tâm lý nhà đầu tư rằng đồng bạc xanh sẽ hưởng lợi từ chiến tranh thương mại.
Theo dữ liệu vừa công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 của Mỹ tăng 0,1% so với tháng 5, thấp hơn so với dự báo tăng 0,2%. CPI tính theo năm tăng 2,9%, mức cao nhất trong 6 năm. Tuy nhiên, những con số này vẫn chưa được xem là có vấn đề đối với lạm phát, nên có khả năng giữ FED tiếp tục lộ trình nâng lãi suất từ từ.
“Xu hướng chỉ số CPI lõi tăng từ 2,2% lên 2,3% trong tháng 6, gia tăng kỳ vọng FED sẽ nâng lãi suất theo đúng kế hoạch,” Andrew Hunter, nhà kinh tế Mỹ của Capital Economics tại London, nhận định.
Tỷ giá đồng USD nhận được sự hỗ  trợ tăng mạnh nhờ niềm tin của giới đầu tư về việc kinh tế Mỹ đủ “khỏe mạnh” để ứng phó một cuộc chiến thương mại với Trung Quốc.
Đồng yen Nhật và franc Thụy Sỹ thường được xem là đồng tiền trú ẩn an toàn. Tuy nhiên, so với đồng USD, cả hai đồng tiền này đều mất giá trong tuần qua khi căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang. Điều này khiến giới đầu tư tin rằng đồng bạc xanh sẽ đương đầu tốt hơn với tranh chấp thương mại với tư cách tài sản đầu tư an toàn hoặc hưởng lợi từ các chính sách mới.
Trong khi đồng USD tiếp tục mạnh lên, tỷ giá euro so với đồng bạc xanh giảm 0,06% xuống 1,1665 USD, sắp chạm đáy chỉ còn 1,17905 USD ghi nhận trong phiên 9/7 .
Đồng bảng Anh vẫn yếu, giảm 0,2% xuống 1,317 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 3/7, trước khi tăng nhẹ trở lại mức 1,3178 USD khi các nhà đầu tư tiếp tục lo ngại về việc từ chức của hai bộ trưởng quan trọng euro, gây lo ngại về một “Brexit cứng”.
Tỷ giá đồng bảng Anh cũng sụt 0,2% xuống 1,317 USD, mức thấp nhất kể từ ngày 3/7. Trong phiên trước đó, đồng bảng Anh phục hồi lên 1,3178 USD khi bản kế hoạch của chính phủ Anh về tương lai quan hệ giữa nước này với Liên minh châu Âu (EU) củng cố hy vọng rằng Anh đang hướng đến một “Brexit mềm”, theo đó quan hệ thương mại thân thiết với EU vẫn được duy trì.