Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bổ sung đầy đủ nhân sự cho dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông

Kinhtedothi - Chủ tịch HĐTV - Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội Vũ Hồng Trường khẳng định, 28% nhân sự nghỉ việc tại dự án đường sắt đô thị (ĐSĐT) Cát Linh - Hà Đông đã được bổ sung đủ và không phát sinh chi phí đào tạo cho người mới.
 Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Ảnh Chiến Công
Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội cho biết, theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng số nhân lực vận hành, sửa chữa trên tuyến ĐSĐT Cát Linh - Hà Đông là 681 người. Cụ thể, số cần đào tạo chuyên ngành là 651 người, 30 lao động còn lại làm các công việc thuộc ngành nghề thông dụng.
Đặc biệt, trong số 651 người lại có 201 người đào tạo lý thuyết và thực hành ở Trung Quốc; 450 người đào tạo lý thuyết tại Việt Nam do chuyên gia Trung Quốc đảm nhận. So với kế hoạch ban đầu, quá trình đào tạo để tiếp nhận vận hành dự án hiện đã kéo dài hơn 4 năm và có những nhân sự xin thôi không tham gia dự án (phần lớn là lao động phổ thông không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao). “Điều đáng mừng là những nhân sự cao cấp, nhân sự kỹ thuật chuyên sâu, chuyên ngành, đặc biệt là đội ngũ lái tàu rất tâm huyết với nghề nghiệp nên cơ bản đến nay vẫn giữ được số lượng như ban đầu” - ông Vũ Hồng Trường chia sẻ.
Để duy trì được số lượng nhân sự theo kế hoạch để ra, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội đã chủ động tuyển dụng bổ sung nhân sự thay thế. Số nhân sự bổ sung được đào tạo lý thuyết và thực hành do chuyên gia Trung Quốc hướng dẫn trong quá trình căn chỉnh, chạy thử và có sát hạch. Những nhân sự đạt yêu cầu qua sát hạch được đưa vào vận hành thử toàn hệ thống, những trường hợp chưa đạt thì tiếp tục đào tạo. Công tác đào tạo, thực hành được thực hiện ngay trên tuyến trong quá trình căn chỉnh vận hành thử đơn động, liên động, tiến tới vận hành thử toàn hệ thống 20 ngày trước khi nghiệm thu bàn giao. Toàn bộ kinh phí đào tạo và hỗ trợ cho nhân lực trong quá trình đào tạo thuộc trách nhiệm của dự án.
Tuy nhiên, có những nội dung đào tạo theo yêu cầu của Việt Nam không thuộc phạm vi dự án, Công ty đã chủ động triển khai trong thời qua như: Đào tạo cập nhật pháp luật về ĐSĐT ở Việt Nam, có sát hạch cấp chứng chỉ trước khi vận hành thử toàn hệ thống; Đào tạo, cấp thẻ an toàn điện và chứng chỉ vận hành điện; Kỹ năng giao tiếp, phục vụ khách hàng để nâng cao chất lượng phục vụ hành khách.
Ông Vũ Hồng Trường thông tin thêm, do dự án kéo dài nên ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm của đội ngũ nhân sự. Công ty luôn theo sát cán bộ, công nhân viên để chia sẻ và động viên. “Đến nay, tất cả đội ngũ nhân sự đều nhận thức rõ là TP đã tạo điều kiện hết sức và Công ty đã cố gắng hết mình để hỗ trợ nhân viên trong thời gian qua” - ông Trường khẳng định.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

Kịch bản vận hành khoa học sẽ giảm thiểu ùn tắc giao thông

05 Jul, 09:50 PM

Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, chuyên gia giao thông, thạc sĩ Vũ Hoàng Chung cho rằng, tổ chức giao thông (TCGT) là yếu tố vô cùng quan trọng. TCGT là kịch bản để vận hành hệ thống giao thông, càng khoa học sẽ càng phát huy tác dụng giảm thiểu ùn tắc giao thông (UTGT), tối ưu hóa năng lực cho hạ tầng.

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

Điều chỉnh hàng loạt biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập

04 Jul, 03:28 PM

Kinhtedothi - Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ... về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ