Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Kỷ niệm Ngày Dân số thế giới (11/7/2025)

Bộ Y tế đề xuất hỗ trợ tiền mặt, nhà ở xã hội khi sinh con để duy trì mức sinh thay thế

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Bộ Y tế phối hợp Quỹ Dân số Liên hợp quốc (LHQ) tại Việt Nam tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Dân số thế giới (11/7) năm 2025 và Công bố Báo cáo tình trạng dân số thế giới năm 2025 từ Quỹ Dân số LHQ.

Phát biểu tại lễ mít tinh, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng của công tác dân số như: tốc độ gia tăng dân số được kiểm soát.

Việt Nam đang trong giai đoạn "cơ cấu dân số vàng", góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm khoảng cách chênh lệch về thu nhập, mức sống giữa các vùng, các nhóm dân cư. Tuổi thọ trung bình của người dân tăng lên 74,7 tuổi (năm 2024), cao hơn nhiều quốc gia có cùng mức thu nhập. Dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình, tư vấn tiền hôn nhân, tầm soát dị tật trước sinh và sơ sinh, chăm sóc người cao tuổi... ngày càng được củng cố, nâng cao về chất lượng dịch vụ.

Tuy nhiên, theo đánh giá 7 năm thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng khóa XII, Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức tác động đến sự phát triển bền vững của đất nước. Đó là, tổng tỷ suất sinh giảm thấp nhất trong lịch sử và được dự báo là sẽ tiếp tục giảm trong các năm tiếp theo.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan phát biểu tại lễ mít tinh. Ảnh: Trần Minh

Kết quả điều tra biến động dân số ngày 1/4/2024: Năm 2022 là 2,01 con/phụ nữ giảm xuống 1,96 con/phụ nữ năm 2023 và 1,91 con/phụ nữ năm 2024, thấp nhất trong lịch sử nhân khẩu học của Việt Nam).

Cùng với đó quá trình già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh ở Việt Nam. Tốc độ gia tăng tỷ số giới tính khi sinh đã được khống chế tuy nhiên chưa ổn định và vẫn cao so với mức cân bằng tự nhiên (Kết quả điều tra biến động dân số 01/4/2024: Tỷ số giới tính khi sinh năm 2009 là 110,5 bé trai/100 bé gái; năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái và năm 2024 là 111,4 bé trai/100 bé gái).

Tình trạng mang thai và sinh con ở phụ nữ tuổi chưa thành niên có xu hướng tăng; tảo hôn, hôn nhân cận huyết ở khu vực Tây Nguyên và Trung du Miền núi phía bắc vẫn còn rất cao (21,9%).

Tuy tuổi thọ bình quân của người Việt Nam cao nhưng số năm sống khỏe mạnh tính từ lúc sinh mới chỉ đạt khoảng 65 năm. Tầm vóc, thể lực, chất lượng cuộc sống người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế so với vùng thành thị, đồng bằng... Cùng đó, chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam vẫn ở nhóm thấp, so sánh với các nước trên thế giới, đứng ở vị trí 93/193 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Trước thực trạng và thách thức đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung Điều 10 của Pháp lệnh Dân số có hiệu lực từ ngày 3/6/2025. Trong đó có sửa đổi quan trọng về quyền tự quyết về sinh sản của cá nhân và cặp vợ chồng được tôn trọng, phù hợp với sức khỏe, điều kiện và hoàn toàn tự nguyện. Tinh thần này hoàn toàn phù hợp với thông điệp của Ngày Dân số Thế giới năm nay "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi.

Hiện nay, Bộ Y tế đang tích cực tập trung xây dựng Luật Dân số và Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035 với mục tiêu bảo đảm an sinh, sức khỏe, bình đẳng cho mọi người dân với nguyên tắc lấy con người là trung tâm, là mục tiêu của sự phát triển bền vững của đất nước.

Bộ Y tế đang đề xuất trong dự thảo Luật Dân số trình Chính phủ để trình Quốc hội có ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) có một số nội dung ưu tiên. Trong đó, ưu đãi về chế độ nghỉ thai sản; hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật khi sinh con; hỗ trợ cho phụ nữ mang thai, sinh con khi sàng lọc trước sinh và sơ sinh; ưu tiên tiếp cận chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội và các hỗ trợ khác phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng thời kỳ. Đặc biệt, Bộ Y tế đề xuất ưu đãi tài chính hỗ trợ bằng tiền mặt hoặc hiện vật với gia đình sinh con một bề, có hai con gái; quy định các biện pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh phù hợp với mỗi địa phương và cả nước.

Các đại biểu nhấn nút khởi động, lan tỏa các thông điệp hưởng ứng Ngày Dân số thế giới. Ảnh: Trần Minh

Cùng đó, Bộ Y tế cũng xây dựng và phát triển cơ sở hỗ trợ, chăm sóc người cao tuổi; phát triển nguồn nhân lực chăm sóc người cao tuổi như cấp học bổng, học phí người học chuyên ngành lão khoa tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước. Quy định các biện pháp thực hiện việc tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn đối với nam, nữ; sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh. Và các biện pháp, chính sách hỗ trợ khác để thực hiện việc duy trì mức sinh thay thế; giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; thích ứng với già hóa dân số và nâng cao chất lượng dân số.

Qua đó, Bộ Y tế đề nghị Cục Dân số và các đơn vị khẩn trương hoàn thiện dự án Luật Dân số trình Chính phủ để trình Quốc hội có ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025) Luật Dân số và Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035 đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Bên cạnh đó, các bộ, ngành thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia, UBND các tỉnh, TP tiếp tục quan tâm, đảm bảo nguồn lực cho công tác dân số, nhất là trong bối cảnh thay đổi chính quyền địa phương hai cấp; tích cực phối hợp trong quá trình xây dựng Luật Dân số và Chương trình mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026-2035. Liên hợp quốc, Quỹ Dân số LHQ và các tổ chức quốc tế tiếp tục chia sẻ, hỗ trợ nguồn tài chính và hỗ trợ kỹ thuật để giúp Việt Nam ứng phó và thích ứng với những biến đổi dân số, bảo vệ quyền sinh sản và phát triển bền vững.

Mỗi người dân chủ động, tự do, có trách nhiệm quyết định sinh con

Mỗi người dân chủ động, tự do, có trách nhiệm quyết định sinh con

Đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

Đảng viên sinh con thứ 3 không bị kỷ luật

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

Tiêu cực tại các Viện Pháp y tâm thần: Bộ Y tế chấn chỉnh sai phạm

11 Jul, 07:32 PM

Kinhtedothi - Ngày 11/7, Bộ Y tế đã có Công điện số 949/CĐ-BYT gửi Bệnh viện (BV) Tâm thần T.Ư 1, 2; Viện Pháp y tâm thần T.Ư, Viện Pháp y tâm thần T.Ư Biên Hòa, Trung tâm Pháp y tâm thần các khu vực; Viện Pháp y quốc gia; các BV, Sở Y tế tỉnh, TP, bộ, ngành về việc tăng cường quản lý trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần và bắt buộc chữa bệnh tâm thần.

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

Xôn xao clip người nhà tố bệnh viện ở Thanh Hoá chậm chuyển tuyến

11 Jul, 03:40 PM

Kinhtedothi - Một đoạn clip ghi lại cảnh cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Medic Hải Tiến (Thanh Hóa) được lan truyền trên mạng xã hội khiến dư luận xôn xao. Trong clip, người nhà bệnh nhân cho rằng bệnh viện chậm chuyển tuyến, thậm chí yêu cầu đóng 2 triệu đồng mới cấp cứu. Đại diện bệnh viện đã lên tiếng phản hồi.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ