Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Bộ Y tế khuyến cáo người dân cách xử lý khi bị sốc nhiệt

Kinhtedothi - Bộ Y tế đã chỉ ra nguyên nhân, biện pháp cũng như khuyến cáo người dân cách xử lý khi bị sốc nhiệt.
Ảnh mang tính chất minh họa. Nguồn: Internet.
Theo Bộ Y tế, sốc nhiệt là bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C và kèm theo rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Nguyên nhân chính của sốc nhiệt là do tốc độ sinh nhiệt vượt qua khả năng của cơ thể đào thải nhiệt.
Người bị sốc nhiệt thường có triệu chứng nhiệt độ cơ thể trên 40 độ C, da nóng và khô, có các biểu hiện như: Mệt, đau đầu, khóc thở, đỏ mặt, mửa, ỉa chảy, hôn mê, suy hô hấp, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp (suy hô hấp, khó thở), rối loạn thần kinh T.Ư (động kinh, hôn mê), suy gan, suy thận…
Sốc nhiệt có thể gây biến chứng cho tất cả các cơ quan như tim mạch (người bị sốc nhiệt có nhịp tim nhanh, tụt huyết áp, thủng cơ tim), phổi: phù phổi, viêm phổi, kiềm hô hấp, thận: Tiêu cơ vân, suy thận cấp, họa tử ống thận cấp, điện giải: Hạ kali máu, tăng kali máu, tăng natri máu, hạ đường huyết, tăng uric máu; thần kinh: Liệt nửa người, hôn mê, mất trí nhớ, tính cách thay đổi.
Người bị sốc nhiệt có tiên lượng xấu tỉ lệ với thời gian từ lúc tăng thân nhiệt tới lúc được điều trị, điều trị sớm (tỉ lệ sống đạt trên 90%). Dấu hiệu tiên lượng xấu như hoại tử tế bào gan, rối loạn đông máu, nhiệt độ trên 42 độ C, tăng thân nhiệt kéo dài, tăng kali máu, hôn mê trên 4 giờ.
Bộ Y tế cho biết, các biện pháp làm lạnh cho những người bị sốc nhiệt: Các bệnh nhận bị sốc nhiệt được ngâm trong nước đá, nước lạnh ngâm chân (20 - 25 độ C), tuy nhiên, có nhiều bất lợi như gây co mạch ngoại vi, rét, run, hạ thân nhiệt, khó theo dõi chức năng sống. Đặt các túi đá vào vùng bẹn, nách, cổ hay sử dụng chăn làm lạnh.
Ngoài ra, người bị sốc nhiệt có thể dùng nước đá để rửa dạ dày hoặc thụt hậu môn, dùng nước đá để rửa màng bụng (ít dùng). Đặc biệt, người bị sốc nhiệt cởi bỏ quần áo, đặt trong phòng lạnh 20 - 22 độ C và quạt, phun nước 25 - 30 độ C và quạt, phủ gạc ướt 20 - 35 độ C và quạt…
Sốc nhiệt hoàn toàn có thể phòng tránh được, hiểu biết về những rối loạn do sốc nhiệt giúp con người giảm được tỷ lệ bệnh tật và tỷ lệ tử vong. Bộ Y tế khuyến cáo, mỗi người cần phân loại các đối tượng có nguy cơ để có các biện pháp phòng chống và kế hoạch rèn luyện phù hợp; khuyến khích các tổ chức đoàn thể tổ chức các chương trình phổ biến rộng rãi về dấu hiệu, triệu chứng và nguy cơ của bệnh để chẩn đoán và điều trị sớm; mỗi cá nhân đều phải tự rèn luyện để thích nghi với nóng, lập thời gian luyện tập thể lực vào lúc mát trong ngày, giảm bớt vận động thể lực vào lúc thời tiết nóng; uống đủ nước và muối; mặc quần áo rộng, nhẹ, thoáng và sáng màu.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

Bộ Y tế quy định 5 điểm mới về kê đơn thuốc 

02 Jul, 03:59 PM

Kinhtedothi - Thông tư số 26/2025/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành quy định về đơn thuốc và việc kê đơn thuốc hóa dược, sinh phẩm trong điều trị ngoại trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có 5 điểm mới.

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

Bệnh nhân tai nạn giao thông chết não, hiến tạng hồi sinh 5 người bệnh

02 Jul, 11:31 AM

Kinhtedothi - Ngày 2/7, theo thông tin từ Bệnh viện E, đơn vị triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác. Đây là lần thứ 2 Bệnh viện triển khai thành công kỹ thuật lấy đa tạng gồm tim, gan và giác mạc từ người cho chết não.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ