BOJ nâng dự báo lạm phát của Nhật Bản

Hà Phương
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngân hàng T.Ư Nhật Bản (BOJ) xem xét tăng dự báo giá tiêu dùng trong cuộc họp chính sách sắp tới, do tác động của việc đồng Yên tăng giá.

Trong báo cáo hồi tháng 11, BOJ dự đoán giá tiêu dùng tại Nhật sẽ tăng 1,5% trong năm tài chính 2017 và 1,7% trong năm tài chính 2018. Tuy nhiên, sự điều chỉnh là khá nhỏ khi BOJ cập nhật dự báo của mình tại cuộc họp chính sách diễn ra ngày 30 - 31/1 tới. Nhưng sự ổn định gần đây của giá dầu và nền kinh tế toàn cầu khỏe mạnh hơn sẽ hỗ trợ cho kỳ vọng lạm phát của Nhật Bản.

Trụ sở chính của BOJ tại Nhật Bản.

“Nền kinh tế toàn cầu đã được cải thiện từ nửa cuối năm ngoái và đã có một sự điều chỉnh hàng tồn kho tại các thị trường mới nổi. Đây là nhân tố giúp nâng kỳ vọng lạm phát ngoài đồng Yên yếu”. Được biết, BOJ sẽ phát hành một Báo cáo bản cập nhật hàng quý về dự báo tăng trưởng kinh tế và giá tiêu dùng tại cuộc họp. Khi BOJ ban hành dự báo gần đây nhất vào đầu tháng 11, đồng USD chỉ giao dịch quanh mức 104 Yên.

Thế nhưng kể từ đó đến nay, đồng Yên đã giảm khoảng 10% do các nhà đầu cơ kỳ vọng các chính sách của Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ thúc đẩy tăng trưởng và khiến lãi suất của Mỹ tăng nhanh hơn dự kiến. Dấu hiệu về sự phục hồi của xuất khẩu và sản xuất của Nhật Bản nhắc nhở BOJ nâng cao dự báo về triển vọng kinh tế của mình vào tháng trước, làm nổi bật sự tự tin ngày càng tăng của BOJ rằng nền kinh tế sẽ mạnh hơn trong năm nay. Việc điều chỉnh lạm phát là tín hiệu mừng sau gần 20 năm rơi vào giảm phát, bởi với nhiều nước tăng lạm phát là thảm họa, song đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là kết quả ngược lại.

Trước đó, vào cuối tháng 12/2016, Thống đốc BOJ Haruhiko Kuroda cho rằng, nền kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn mới sau khi đã vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và khung chính sách mới của BOJ được xây dựng nhằm tận dụng sức tăng trưởng của kinh tế toàn cầu.

Phát biểu tại cuộc họp của Liên đoàn Doanh nghiệp Nhật Bản (Keidanren), ông Kuroda cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đã phải vật lộn với những “cơn gió ngược” của thị trường toàn cầu. Và giờ đây, khi nền kinh tế thế giới đang bước vào một giai đoạn mới thì theo đà đó, chắc chắn Nhật Bản có thể tiến xa hơn.

Những bình luận trên của ông Kuroda được đưa ra khi lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ có xu hướng đi lên, trong bối cảnh những kỳ vọng đối với các chính sách kinh tế tập trung vào chi tiêu cho cơ sở hạ tầng và cắt giảm thuế của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump là nhân tố đẩy tăng lãi suất dài hạn ở nhiều nước.

Ông Kuroda cho biết trong bối cảnh đó, lợi suất trái phiếu chính phủ của Nhật Bản kỳ hạn 10 năm đang ổn định ở quanh mức 0%, cho thấy chính sách kiểm soát đường cong lợi suất của BoJ đã phát huy những tác dụng như dự kiến.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần