Bước sang năm thứ 10, khủng hoảng Syria vẫn là "bóng đen" tiềm ẩn nguy cơ

Cẩm Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trong một thế giới đang bao trùm bởi đại dịch Covid-19 và vòng xoay tin tức mau lẹ hơn bao giờ hết, dường như cuộc chiến ở Syria đang bị lãng quên.

Bước vào năm thứ 10, cuộc khủng hoảng Syria – khởi nguồn của lực lượng khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) và gián tiếp gây ra cuộc khủng hoảng di cư tồi tệ của thế kỷ XXI - vẫn đang tạo ra những thảm kịch mới có thể tác động đến chính trị toàn cầu.Đã có ít nhất 384.000 người thiệt mạng, trong đó có 116.000 dân thường, kể từ khi chiến tranh bùng phát tại Syria hồi tháng 3/2011.

 Quân đội Syria giao tranh với phiến quân nổi dậy. Ảnh: AP

Chiến tranh đã tàn phá nền kinh tế, khiến hơn 11 triệu dân Syria phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn. Gần 400.000 người thiệt mạng, trong đó có khoảng 22.000 trẻ em và 13.000 phụ nữ. hoặc phiến quân Hayat Tahrir al-Sham vẫn đang cố thủ tại một phần tỉnh Idlib ở Tây Bắc.

Đầu tháng 3, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã đụng độ ở phía tây bắc Syria, đưa hai quốc gia đến bờ vực đối đầu trực diện và tạo ra một làn sóng người di cư chưa từng thấy. Theo Liên Hợp quốc, hơn một nửa dân số trước chiến tranh của Syria là 23 triệu người đã phiêu bạt và hòa vào dòng người tị nạn khổng lồ, 80% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Trái với một số hy vọng, cuộc chiến Syria không vẫn đang chơi vơi chưa đến được hồi kết.

Theo AP, lệnh ngừng bắn ký kết giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ở Moscow vào tuần trước có thể tạm hoãn chiến dịch quân sự tàn khốc của chính phủ Syria để tái kiểm soát tỉnh Idlib – nơi cuối cùng còn bị phiến quân chiếm đóng. Nhưng đây cũng không phải là giải pháp lâu dài. Chương cuối cùng và tàn khốc nhất của cuộc chiến vẫn chưa đến. Ngay cả khi Idlib được tái kiểm soát thì Damascus vẫn rất khó để cai quản các khu vực trước đây do phe đối lập kiểm soát trong thời gian dài mà không gặp rắc rối, theo Daniel Makki, một nhà báo Syria tại London.

Tương tự, thỏa thuận giữa Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga vào tháng 10/2019 đã kết thúc chiến dịch quân sự của Ankara chống lại các chiến binh người Kurd do Mỹ hậu thuẫn ở phía đông bắc Syria. Nhưng khu vực giàu dầu vẫn còn bị tranh cãi kiểm soát với sự hiện diện của hàng trăm lính Mỹ với nhiệm vụ bảo vệ các mỏ dầu do người Kurd kiểm soát khỏi tàn dư của IS. Cả quân đội Mỹ và Nga đều tuần tra khu vực riêng biệt và hàng ngàn dân quân được Iran hậu thuẫn đang đóng quân gần đó. Sự chia năm xẻ bẩy sau cả thập kỷ trở thành “miếng bánh” bị xâu xé của Syria khiến những hy vọng hòa bình hoàn toàn trở nên còn xa vời.