Buồn, vui trong Lễ bế mạc Liên hoan cải lương toàn quốc 2018
Kinhtedothi - Diễn ra vào đúng thời điểm tròn 100 năm ngày cải lương ra đời và kết thúc cũng cận kề ngày giỗ Tổ ngành sân khấu, Liên hoan Cải lương toàn quốc 2018 với 15 ngày liên tục sáng đèn như một cơ duyên, một lễ báo công tưng bừng với Tổ nghiệp.
Tin liên quan
-
Liên hoan ca Cải lương toàn quốc 2018: Sẽ có cuộc hội tụ các nghệ sĩ cải lương nhiều thế hệ
- 86 nghệ sĩ cải lương 2 miền Nam - Bắc hội tụ trong “Thầy Ba Đợi”
- Nghệ sĩ cải lương Út Bạch Lan qua đời
- Ấn tượng từ những vở cải lương đất Bắc
- Cải lương miền Bắc chiếm ưu thế ở “xứ cải lương”
- Đàm Vĩnh Hưng diễn cải lương trong liveshow Bảo Quốc
Liên hoan đón nhận sự tham gia của 25 đoàn với 32 vở diễn được chia đều 2-3 buổi diễn/ngày. Mặc dù diễn ra liên tục và dài ngày nhưng các suất diễn, đặc biệt là suất diễn tối đều kín rạp, thậm chí Ban Tổ chức phải điều động thêm ghế phụ.
Về chất lượng của Liên hoan, NSƯT Lê Chức - Phó Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng Nghệ thuật đã đưa ra đánh giá: Do không khống chế nên đề tài và nội dung của 32 vở diễn khá đa dạng, bao gồm đề tài chiến tranh cách mạng; đề tài về những vấn đề xã hội và gia đình; xây dựng Đảng; đề tài nông nghiệp nông thôn; đề tài về thân phận buồn thương; đề tài tôn giáo…
NSƯT Lê Chức - Chủ tịch Hội đồng nghệ thuật thẳng nhắn nhìn nhận những mặt được và chưa được của Liên hoan lần này |
Tuy nhiên, NSƯT Lê Chức cũng thẳng thắn chỉ ra, ở Liên hoan lần này chưa có nhiều kịch bản mới sáng tác, hoặc viết trực tiếp cho loại hình, vẫn phải dựa vào số kịch bản đã có từ khá lâu, được chuyển thể. Số lượng các vở diễn phục dựng lại chiếm số lượng không nhỏ. Thiếu vắng trên sân khấu những kịch bản lớn, xứng tầm với tư tưởng và thời đại hôm nay. Kịch bản viết về quá trình diễn biến, phát triển tâm lý con người trong xã hội và đời sống đương đại có khi còn thiếu sự hợp lý, sự giản dị tự nhiên và có phần gượng ép. Có một số lời thoại, ca từ rơi vào tình huống nhạy cảm chính trị trong vấn đề biển đảo, đất đai, tình đồng đội… Chỉ đạo nghệ thuật của một số đơn vị còn thiếu sự phối với đạo diễn nên đã ảnh hưởng đến chất lượng tác phẩm.
Sân khấu Cải lương cần nhiều hơn, cấp thiết hơn sự xuất hiện và khẳng định mình của lực lượng đạo diễn chuyên ngành có kiến thức tổng hợp, chuyên sâu, có tâm huyết và trách nhiệm nghề nghiệp để có sự bứt phá trong tư duy đổi mới cách tân, kịp với sự phát triển tâm lý con người trong đời sống và sinh hoạt hôm nay. Còn quá ít các đạo diễn trẻ, mới, có năng lực nghệ thuật cũng là một thực tế “chưa vui” của Liên hoan lần này.
Có diễn viên gánh vai quá sức mình về hình thể và khả năng ca diễn, ca lỗi nhịp, thiếu màu, chưa tròn vành rõ chữ, thiếu sự nền nã giản dị và chắc chắn của các âm tiết. Vẫn có một số nghệ sĩ mắc những lỗi cơ bản, rất đáng tiếc như: Không thuộc lời thoại và ca từ, phản cảm nhất là khán - thính giả nghe thấy cả tiếng nhắc tuồng từ 2 bên cánh gà vọng xuống khán phòng; có diễn viên không bật mic hoặc bật một cách tùy tiện; có diễn viên lại để rơi râu, rơi mũ, tạo hình thiếu ý thức thẩm mỹ…
Kết thúc liên hoan, Ban Tổ chức đã trao 49 Huy chương Vàng, 66 Huy chương Bạc cho cá nhân các nghệ sĩ; 6 vở diễn đã được trao Huy chương Vàng, đó là các vở: Chiếc áo thiên nga (Nhà hát Cải lương Việt Nam), Kiếp tằm (Đoàn Nghệ thuật Quảng Ninh), Tổ quốc nơi cuối con đường (Nhà hát Thế giới trẻ - Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh), Hiu hiu gió bấc (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang), Cuộc đời của mẹ (Đoàn Nghệ thuật cải lương Long An), Bão táp một vương triều (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Đồng Nai); 7 vở diễn đạt Huy chương Bạc: Phù sa đỏ (Đoàn Văn công Quân khu 9), Hồn của đá (Công ty TNHH Nguyễn Vĩnh Lộc), Những tấm lòng vàng (Nhà hát Cải lương Hà Nội), Bão dậy trời Long Hưng (Đoàn Nghệ thuật tổng hợp Tiền Giang), Cánh buồm ngược gió (Nhà hát Tây Đô), Người đồng bằng (Đoàn Văn công Đồng Tháp), Nỗi niềm sau cuộc chiến (Chi hội Nghệ sĩ sân khấu tỉnh Cà Mau).
Bên cạnh đó, Liên hoan cũng vinh danh các cá nhân đạt giải xuất sắc dành cho các thành phần sáng tạo: Tác giả xuất sắc: Hoàng Song Việt - NSƯT Triệu Trung Kiên với vở diễn Cuộc đời của mẹ - Đoàn Nghệ thuật Cải lương Long An; Đạo diễn xuất sắc: NSND Hoàng Quỳnh Mai với vở diễn Chiếc áo thiên nga - Nhà hát Cải lương Việt Nam; Nhạc sĩ xuất sắc: Nhạc sĩ Minh Tâm với vở diễn Hiu hiu gió bấc - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang; Họa sĩ xuất sắc: Họa sĩ Trần Hồng Vân với vở diễn Tình yêu thời chiến - Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Đan xen giữa các hạng mục trao giải và cũng là điểm nhấn của Lễ bế mạc là chương trình nghệ thuật “Tài danh hội tụ” gồm các tiết mục ca cổ, tân cổ giao duyên đặc sắc do nhiều nghệ sĩ các thế hệ của cả hai miền Nam - Bắc thể hiện: NSND Thanh Hương, NSƯT Thanh Tuấn, NSƯT Thanh Kim Huệ, NSƯT Kim Tử Long, NSƯT Thoại Mỹ, NSƯT Quế Trân, NSƯT Vũ Luân, NSƯT Hồng Thắm…
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
HLV Park Hang-seo trở lại tìm nhân sự mới cho giải châu Á
Kinhtedothi - Kết thúc kỳ nghỉ tại quê nhà, HLV trưởng Park Hang-seo đã trở lại Việt Nam để chuẩn bị cho nhiệm vụ m...XEM THÊM -
Thua ngược Shandong Luneng, Hà Nội FC lỡ hẹn AFC Champions League
Kinhtedothi - Chiều nay (19/2), Hà Nội FC đã bước vào trận đấu tại trong khuôn khổ trận play-off AFC Champions League...XEM THÊM -
Lệ Quyên và Quang Lê tái hiện bản “hit” gần 100 triệu view trên sân khấu
Kinhtedothi - Lệ Quyên và Quang Lê sẽ cùng xuất hiện trong liveshow “Sầu tím thiệp hồng - Lệ Quyên, Quang Lê cùng nhữ...XEM THÊM -
U22 Việt Nam tìm cách vượt khó khăn từ sân cỏ nhân tạo
Kinhtedothi - Với nhiệt độ ở Phnom Penh (Campuchia) luôn ở ngưỡng 32 - 33 độ C cộng thêm sân cỏ nhân tạo không có đượ...XEM THÊM -
Độc đáo Lễ hội Cầu ngư Cảnh Dương
Kinhtedothi - Ngày 19/2 (tức 15 tháng Giêng), người dân xã biển Cảnh Dương (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) tổ ch...XEM THÊM -
3 trọng tài Việt Nam bị loại trước thềm V-League 2019
Kinhtedothi - Sau đợt tập huấn giai đoạn 1 để chuẩn bị cho V - League 2019, các trọng tài và trợ lý trọng tài đã trải...XEM THÊM
-
U22 Việt Nam quyết tâm giành chiến thắng trước U22 Timor Lester
Kinhtedothi - Chiều nay (19/02) đội tuyển U22 Việt Nam sẽ bước vào lượt trận thứ 2 bảng A gặp gặp đội tuyển U22 Timor Leste tại Giải U22 Đông Nam Á. Thầy trò HLV Nguyễn Quốc Tuấn cho thấy quyết tâm...19-02-2019 15:20
-
Biển người chen chúc, “mưa tiền lẻ” trong ngày khai ấn đền Trần
Kinhtedothi - Rạng sáng 19/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), đền Trần chính thức khai hội và tổ chức lễ phát ấn, hàng nghìn du khách và người dân địa phương đến dâng hương, lễ bái, du Xuân. M...19-02-2019 15:03
-
Lễ hội Chử Đồng Tử - Tiên Dung: Tình yêu đẹp mang no ấm cho Nhân dân
Kinhtedothi - Sinh ra tại xã Văn Đức, huyện Gia Lâm cùng với mối duyên trời định với công chúa Tiên Dung – con gái Vua Hùng, Chử Đồng Tử là một nhân vật được ca ngợi như một vị Thánh cứu dân giúp n...19-02-2019 09:02
-
Quảng bá thơ ca Việt Nam ra thế giới: Vượt rào cản ngôn ngữ
Kinhtedothi - Ngày nay, thơ ca Việt Nam đã có nhiều đổi mới, phản ánh sâu sắc hiện thực đất nước, trở thành cầu nối văn hóa giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.19-02-2019 08:16
-
MU nhấn chìm Chelsea ở FA Cup
Kinhtedothi - M.U đã điền tên mình vào tứ kết FA Cup sau thắng lợi 2-0 trước Chelsea ngay trên sân Stamford Bridge. Thêm một thất bại cay đắng nữa cho The Blues.19-02-2019 07:23
- Hà Nội: Nhiều điểm di tích “quá tải” người đi lễ trong ngày rằm tháng Giêng
- Những nội dung chính tại phiên họp Tập thể UBND TP Hà Nội tháng 2/2019
- Hà Nội sẽ là nơi tạo cảm hứng để các nhà văn, nhà thơ cho ra đời tác phẩm mới
- Hà Nội nghiêm cấm sử dụng xe công đi lễ hội
- Hà Nội: Khởi công cầu vượt sông Bắc Linh Đàm
- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải: Nâng cao năng lực dự báo để hạn chế tác động tới sự phát triển Thủ đô
- Phê duyệt kế hoạch sử dụng đất tại huyện Đông Anh
- Hà Nội tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư, du lịch với Nhật Bản vào cuối tháng 3
- Chủ tịch Nguyễn Đức Chung: Mọi mô hình xã hội đều phải hướng đến người dân