Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Buông lỏng xử phạt vi phạm thủy lợi

Kinhtedothi - Theo thống kê của Sở NN&PTNT Hà Nội, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn TP để xảy ra 70 vụ vi phạm Luật Thủy lợi. Tuy nhiên, số vụ được xử lý chỉ là… 10 trường hợp.
Lưu vực do Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi (ĐTPTTL) sông Nhuệ quản lý phát sinh nhiều vi phạm nhất với 52 trường hợp. Tiếp đến là Công ty TNHH MTV ĐTPTTL sông Đáy 11 vụ, Công ty TNHH MTV ĐTPTTL sông Tích và Công ty TNHH MTV ĐTPTTL Hà Nội – mỗi đơn vị phát sinh 3 vụ. Còn lại Công ty TNHH MTV ĐTPTTL Mê Linh xảy ra 1 vụ.
 Một công trình vi phạm hành lang sông Đáy tại huyện Mỹ Đức.
Điều đáng nói, 3 công ty: Sông Đáy, sông Tích, Mê Linh chưa giải tỏa được bất cứ trường hợp vi phạm nào. Các vi phạm chủ yếu là xây dựng nhà xưởng, trồng cây lấn chiếm hành lang an toàn công trình thủy lợi, khu dân cư… Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Hà Nội Chu Văn Tuấn cho biết, so với cùng kỳ năm 2018, số vi phạm Luật Thủy lợi có giảm, nhưng thực tế công tác xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu. Nguyên nhân là do chính quyền một số địa phương chưa tập trung chỉ đạo, việc xử lý còn mang tính hình thức, không dứt điểm và chưa đủ sức răn đe dẫn đến nhiều trường hợp tái vi phạm. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa cơ quan quản lý là các DN thủy lợi với chính quyền địa phương trong công tác xử lý có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, chưa được coi trọng…
Thực tế cho thấy, an toàn của các công trình thủy lợi đóng vai trò quan trọng đối với công tác phòng, chống thiên tai. Do đó, ngay từ trung tuần tháng 4/2019, Sở NN&PTNT Hà Nội đã ban hành Phương án số 37/PA-SNN. Trong đó, đôn đốc các DN thủy lợi của TP tập trung thực hiện giải tỏa vi phạm, ách tắc dòng chảy trên các trục tiêu thoát. Tuy nhiên, kết quả xử lý các vi phạm vẫn rất hạn chế.
Để bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, vừa qua, UBND TP Hà Nội đã có công văn yêu cầu các quận, huyện, thị xã tổ chức triển khai, xử lý giải tỏa dứt điểm các công trình vi phạm trên địa bàn quản lý, nhất là các công trình ảnh hưởng đến khả năng tiêu thoát nước trong mùa lũ 2019. Đồng thời, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy lợi 2017 và các quy định có liên quan, nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong công tác khai thác và bảo vệ các công trình thủy lợi.
Đối với 5 DN thủy lợi, UBND TP Hà Nội yêu cầu phân công cán bộ phụ trách trên từng tuyến sông, hồ chứa, kênh mương, gắn với tăng cường kiểm tra, phát hiện và phối hợp chặt chẽ với chính quyền các địa phương xử lý kịp thời các vi phạm, không để phát sinh mới. Đặc biệt, Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã và các DN thủy lợi cũng sẽ phải chịu trách nhiệm trước TP nếu để xảy ra tình trạng tiếp diễn, tái vi phạm các công trình thủy lợi trong nửa cuối năm 2019.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

Đề nghị xử lý nghiêm xe chở vật liệu gây ô nhiễm môi trường

13 Jul, 11:52 AM

Kinhtedothi – Ngày 13/7, Chi nhánh Ba Đình, Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (Urenco), đã có văn bản gửi Sở NN&MT, Công an TP Hà Nội, UBND, Công an các phường Giảng Võ, Ngọc Hà đề nghị xử lý nghiêm các trường hợp xe chở vật liệu xây dựng, đất… gây mất vệ sinh môi trường.

Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

Cần xem xét lại quy trình xin cấp sổ đỏ tại địa chỉ 613A Kim Mã

10 Jul, 02:51 PM

Kinhtedothi - Nhận thấy dấu hiệu bất thường trong quy trình xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ - PV) tại địa chỉ số 613A Kim Mã có vấn đề, người dân đã có đơn thư gửi UBND phường Giảng Võ và các cơ quan báo chí đề nghị xem xét lại nội dung trên.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ