Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

Cả nước còn hơn 3.000 người hưởng lương hưu thấp

Trần Nga
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Xung quanh vụ việc cô giáo mầm non Trương Thị Lan (Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) nghỉ hưu với mức lương hưu 1,3 triệu đồng/tháng sau 37 năm làm việc, chiều 31/10, tại cuộc họp cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí, Phó Trưởng ban Thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam Đinh Thu Hiền biết, cả nước có 3.228 người ở nhiều nhóm nghề khác có lương hưu còn thấp hơn 1,3 triệu.

Lý giải lý do vì sau lương hưu giáo viên mầm non thấp, đại diện BHXH Việt Nam cho rằng, thời gian đóng BHXH của nhóm đối tượng này ngắn (thường chỉ đóng BHXH từ tháng 1/1995 trở đi cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu mới chỉ đóng đủ 20 năm) nên tỷ lệ hưởng lương hưu chỉ khoảng 60%. Bên cạnh đó, mức đóng BHXH chủ yếu chỉ tính trên mức tiền lương tối thiểu chung nên lương hưu thấp (khoảng 60% của lương cơ sở).
 Giải quyết thủ tục cho người dân tại Bảo hiểm xã hội Hà Nội. Ảnh: Thanh Hải
Bà Hiền phân tích thêm, trước tháng 1/1995 giáo viên mầm non không được tuyển dụng vào biên chế Nhà nước nên xét tổng thể chung thời gian công tác là giáo viên mầm non trước tháng 1/1995 không được tính là thời gian công tác để hưởng BHXH. Từ ngày 1/1/1995, theo quy định tại Điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26/1/1995 của Chính phủ, giáo viên mầm non không thuộc đối tượng tham gia đóng BHXH nên thời gian này cũng không được tính hưởng BHXH. Đến ngày 19/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chủ trương khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có chính sách phát triển giáo dục mầm non và khi đó mới quy định giáo viên mần non công lập và ngoài công lập thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

Để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non khi hết tuổi lao động có đủ điều kiện hưởng lương hưu, Bộ Giáo dục và Đào tạo, BHXH Việt Nam đã ban hành văn bản số 2150/GDĐT-BHXH ngày 22/3/2004 với nội dung: Người lao động đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 1/1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH (mức đóng tính trên mức lương tối thiểu chung). Do đó, những trường hợp truy đóng BHXH thì thời gian đóng BHXH được tính từ tháng 1/1995.

Tiếp theo, để tạo điều kiện cho giáo viên có thời gian công tác trước tháng 1/1995 mà khi nghỉ việc hết tuổi lao động nhưng chưa đủ thời gian đóng BHXH có thể đóng BHXH tự nguyện để hưởng lương hưu, ngày 18/8/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 45/2011/QĐ-TTg quy định hỗ trợ một phần kinh phí đóng BHXH tự nguyện cho những giáo viên này (mức hỗ trợ cũng tính trên mức tiền lương tối thiểu chung).

Qua diễn biến chính sách đối với giáo viên mầm non, có thể thấy Chính phủ đã rất quan tâm ban hành một số quy định điều chỉnh chính sách nhằm cải thiện chế độ BHXH đối với giáo viên mầm non, đặc biệt là những người có thời gian làm việc trước tháng 1/1995. Ví dụ, từ không thuộc đối tượng tham gia BHXH đã thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Từ thực tế thời gian đóng BHXH ngắn không đủ điều kiện hưởng lương hưu đã cho truy đóng BHXH cũng như hỗ trợ mức đóng BHXH tự nguyện để nhiều giáo viên mầm non tích lũy đủ điều kiện số năm đóng BHXH để hưởng lương hưu hàng tháng. Nhiều trường hợp lương hưu thấp đã được bù đủ bằng lương cơ sở.

Trước vụ việc này, đại diện BHXH Việt Nam đề xuất, cần đẩy mạnh hơn nữa việc thông tin, tuyên truyền:Từ ngày 1/1/2018, tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH sẽ gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác có liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động. “Như vậy, với mức đóng BHXH cao hơn (không chỉ là đóng BHXH theo mức lương tối thiểu như hiện nay), người lao động trong các DN, đơn vị nghỉ nghỉ hưu sẽ nhận được mức lương hưu cao hơn” – bà Hiền nhấn mạnh.