Các chức danh bổ trợ tư pháp: Cần chế độ đặc thù

Tuấn Phong
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Trước những bất cập trong quy định về chế độ cho các chức danh bổ trợ tư pháp (BTTP), nhiều địa phương đề nghị có cơ chế đặc thù.

 Cán bộ bộ phận một cửa Sở Tư pháp Hà Nội tiếp nhận, xử lý hồ sơ cấp Phiếu Lý lịch tư pháp. Ảnh: Thái San
Trong thời gian qua, công tác BTTP đã có bước phát triển mới trong hoạt động luật sư, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản, trong đó việc hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực luật sư, công chứng, giám định tư pháp, đấu giá tài sản đã là nền tảng thúc đẩy việc xã hội hóa hoạt động BTTP. Tuy nhiên, nhiều cơ quan đề nghị Bộ Tư pháp phối hợp với các bộ, ngành có liên quan đề xuất cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chế độ đặc thù, chính sách riêng cho các chức danh BTTP vì hiện nay chế độ đãi ngộ cho đội ngũ này được cho là thấp.
Đơn cử, đối với đội ngũ giám định viên tư pháp, số vụ việc cơ quan chuyên môn trưng cầu giám định hàng năm rất lớn, công việc đòi hỏi độ chính xác cao trong khi đội ngũ giám định viên tư pháp còn thiếu, tạo những áp lực không nhỏ. Mặt khác, công việc giám định tư pháp thường phải thực hiện đột xuất theo yêu cầu của các vụ việc phát sinh và thường xuyên tiến hành trong môi trường độc hại, nguy hiểm gây tổn hại sức khỏe như: Giám định độc chất, giám định ma túy, hóa học, sinh học và rất dễ lây các bệnh truyền nhiễm trong các trường hợp giám định tử thi.
Công việc giám định phải tiếp xúc với đối tượng giám định nhiễm HIV/AIDS hoặc phải thực hiện giám định trong khu vực đang có dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong khi đó, chế độ đãi ngộ còn nhiều bất cập, thực tế chỉ một số ít địa phương có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ này.

Tuy nhiên, theo Bộ Tư pháp lý giải, hiện nay, đối với chức danh công chứng viên đang làm việc tại các Phòng công chứng đã được hưởng chế độ phụ cấp trách nhiệm theo nghề (theo Quyết định số 27/2012/QĐ-TTg ngày 11/6/2012). Đối với giám định viên tư pháp, người làm giám định tư pháp cũng đã được quan tâm, tăng các chế độ chính sách như chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp; chế độ phụ cấp trách nhiệm công việc giám định tư pháp đối với các giám định viên chuyên trách trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự...

Đối với lĩnh vực bán đấu giá tài sản, Luật Đấu giá tài sản có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 tiếp tục thể chế hóa chủ trương, quan điểm xã hội hóa hoạt động đấu giá tài sản theo tinh thần các nghị quyết của Đảng, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn tại các địa phương và định hướng phát triển nghề đấu giá theo hướng chuyên nghiệp hóa, tạo mặt bằng chung trong hoạt động đấu giá tài sản, đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các tổ chức đấu giá tài sản, góp phần từng bước hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động BTTP trong nền thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để thực hiện mục tiêu nêu trên, trước tình hình tổ chức và hoạt động đấu giá tài sản hiện nay, Bộ Tư pháp đang xây dựng dự thảo Thông tư ban hành mã số và tiêu chuẩn chức danh đấu giá viên nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đối với tổ chức, hoạt động đấu giá tài sản theo hướng chuyên nghiệp hóa, làm cơ sở cho việc thực hiện tốt công tác tuyển dụng, nâng ngạch, đánh giá, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm viên chức đấu giá viên. ã hội tại địa Tuy nhiên, trước đề nghị nêu trên, Bộ Tư pháp cho biết, sẽ tiếp tục nghiên cứu để có những chính sách hợp lý.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần