Các doanh nghiệp dự kiến lãi cao, nhưng chỉ số chứng khoán vẫn mất điểm vô lý

Bích Hời
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi – Báo cáo tài chính của 35 doanh nghiệp vừa công bố đều có lãi cao trong quý 3/2018. Trong đó, lợi nhuận lớn là Gas, các DN bất động sản… Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán hôm nay các mã này lại tiêu cực giảm mạnh, khiến cho thị trường lao dốc.

Mã lớn mất điểm vô lý

Theo SSI, hàng loạt các doanh nghiệp có vốn hoá lớn trên thị trường dự báo thu được lợi nhuận trước thuế cao so với cùng kỳ năm trước, trong đó có các lĩnh vwacj ngan hàng, dầu khí, bất động sản ... Cụ thể, Tổng công ty khí Việt Nam – GAS, quý 3/2018 dự kiến sẽ đạt doanh thu thuần 16.500 tỷ đồng tăng 23%, và lợi nhuận ròng ước tăng 32%. Ngân hàng Quân đội - MBB có lợi nhuận trước thuế tăng 41%. Ngân hàng Á Châu – ACB dự báo lợi nhuận trước thuế quý 3 ước tăng 140%. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam – VCB dự báo lơi nhuận trước thuế tăng 36% so với cùng kỳ…

Những thông tin này đưa ra tưởng chừng giúp cho các mã lớn làm điểm tựa của thị trường chứng khoán trong lúc tâm lý nhà đầu tư đang bị xáo trộn bởi sự đi xuống của chứng khoán toàn cầu. Tuy nhiên, các mã này vẫn mất điểm, thậm chí có những cổ phiếu rơi sâu kéo thị trường giảm điểm mạnh như GAS.
 Các chỉ số chứng khoán tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên 24/10.
Ngay từ phiên sáng VN-Index đã mở cửa trong sắc đỏ. Có một nhịp rung lắc ngay đầu phiên, chỉ số này bật tăng lên sát mốc 940 điểm. Nhưng tâm lý nhà đầu tư vẫn dõi theo thị trường chứng khoán nước ngoài, khi các sàn chứng khoán Hồng Kong, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản … đỏ lửa thì nhà đầu tư thận trong và gia tăng lệnh bán. Đến giữa phiên giao dịch buổi sáng VN-Index lại đi sát mốc 933 điểm. Sau đó lực cầu bắt đáy gia tăng, chỉ số nãy cũng chỉ đi lên đến mốc trên 938 điểm, trước khi đóng cửa đã rơi tự do nhanh chóng xuống mốc trên 934 điểm.

Những mã làm mất điểm của thị trường là GAS mất đến 4,5% giá xuống 104.500 đồng/CP. MSN giảm 2,1% xuống 75.900 đồng/CP. ROS giảm 2,5% xuống 37.000 đồng. CII giảm 2,2% xuống 24.100 đồng. VPB giảm 1,8% xuống 22.400 đồng/CP. BID giảm 1,4% xuống 34.400 đồng/CP. HDB cũng giảm 1,4% xuống 35.500 đồng/CP. VNM giảm 0,6%; VHM giảm 0,7%; TCB giảm 0,9% và VRE mất 0,4% giá…

Các mã hỗ trợ thị trường khỏi bị chìm sâu gồm: VCB tăng 1,25% lên 56.500 đồng/CP. VIC tăng 0,2%; CTG tăng 0,4%; VJC tăng 0,16%; HPG tăng 0,1%. STB tăng 0,8% lên 12.650 đồng khớp hơn 2,5 triệu đơn vị. HPG cũng khớp 2,35 triệu đơn vị. HSG tăng 0,5% lên 10.350 đồng khớp gần 2 triệu đơn vị.

Mặc dù vậy, các mã giảm giá trong nhóm VN30 vẫn nhiều hơn mã tăng giá với 11 mã tăng nhẹ, có đến 14 mã giảm sâu. Sàn HOSE đóng cửa có 107 mã tăng và 154 mã giảm, VN-Index mất 5,41 điểm xuống 934,27 điểm. Khối lượng giao dịch đạt gần 61 triệu đơn vị, giá trị trên 1.310 tỷ đồng, giảm hơn 28% về khối lượng và 32% về giá trị so với phiên sáng hôm qua.

Nhiều “ông lớn” xuống sàn

Cú rơi tự do cuối phiên sáng trước khi đóng cửa đã làm nhiều nhà đầu tư mất bình tĩnh và ngay đầu phiên chiều đã bán tháo các mã vốn hoá lớn khiến các chỉ số chứng khoán rơi mạnh. Ngược lại, dòng tiền bắt đáy hạn chế, VN-Index đi một mạch xuống trên 927 điểm. Sau nhịp rung lắc này, chỉ số VN-Index đảo chiều đi lên đến trên 931 điểm lại đi xuống và đứng phiên ở mức thấp nhất ngày.

10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE đều chìm sâu trong sắc đỏ. Mã có kỳ vọng tằng vì DN này có lợi nhuận cao thì đã giảm sâu nhất là GAS, đóng cửa xuống mức sàn 101.800 đồng/CP. Cùng họ xăng dầu PVD xuống đứng ở mức sàn 16.350 đồng/CP khớp gần 4 triệu cổ phiếu. PLX cũng giảm mạnh 3,79%, xuống 55.800 đồng/CP.

Các mã ngân hàng và vốn lớn khác cũng giảm mạnh như: BID phiên sáng mất 1,4% chiều thiếu tý nữa đóng cửa ở mức sàn, giảm 6,59%, đóng cửa mức thấp nhất ngày 32.600 đồng/CP có 2,2 triệu đơn vị được khớp lệnh. TCB cũng giảm mạnh 4,68%, xuống 26.500 đồng/CP. MSN giảm 3,23% giảm xuống 75.000 đồng/CP. VHM giảm 2,16% xuống 72.500 đồng/CP. CTG giảm 1,9%, xuống 23.200 đồng. VIC và VCB giảm nhẹ. PNJ giảm 3,03%, xuống 96.000 đồng/CP. VRE giảm 2,16%, xuống 36.200 đồng/CP. HDB giảm 2,78%, xuống 35.000 đồng/CP. VPB giảm 2,85%, xuống 22.150 đồng/CP. SSI giảm 2,41%, xuống 28.300 đồng/CP…

Kết thúc phiên 24/10, với 92 mã tăng, nhưng có đến 199 mã giảm và chỉ có 4 mã trong nhóm VN30 tăng giá, VN-Index đóng cửa mất 16,95 điểm, xuống 922,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 149,3 triệu đơn vị, giá trị 3.542,37 tỷ đồng, giảm 26,6% về khối lượng và 29,4% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,2 triệu đơn vị, giá trị 599 tỷ đồng.

Trên sàn HNX, phiên sáng may mắn mở cửa trong sắc xanh, đến giữa phiên chỉ số HNX-Index giảm xuống tham chiếu, những sau đó nhờ lực cầu tăng, chỉ số giữ được đến cuối phiên trong xanh nhạt.

Sang đến phiên chiều, diễn biến trên sàn HNX giống HOSE, hàng loạt mã vốn hoá lớn trên sàn mất giá, kéo chỉ số rơi mạnh xuống mốc trên 104 điểm. Rung lắc quanh ngưỡng này và HNX-Index không thể tăng lên vì dòng tiền hạn chế nhập cuộc.

Những mã lớn làm mất điểm của chỉ số là: PVS suýt xuống sàn, đóng cửa mất 8,87%, xuống 18.500 đồng/CP, khớp 6,1 triệu đơn vị cao nhất HNX. PHP cũng giảm mạnh 7,76%, xuống 10.700 đồng, đứng mức thấp nhất ngày. ACB giảm hơn 1%, xuống 29.300 đồng, khớp 3,4 triệu đơn vị. VCS giảm 2,44%, xuống 72.000 đồng/CP. SHB giảm 1,27%, xuống 7.800 đồng với 4,39 triệu đơn vị…

Kết thúc phiên, với 70 mã tăng và 92 mã giảm, HNX-Index giảm 1,34 điểm, xuống 103,73 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 38,6 triệu đơn vị, giá trị 508 tỷ đồng, giảm 33% về khối lượng và 25,5% về giá trị so với phiên hôm qua.
Sàn UPCoM không khác 2 sàn trên. Đóng cửa phiên, với 58 mã tăng và 90 mã giảm, UPCoM-Index giảm 0,54 điểm, xuống 51,51 điểm. khối lượng giao dịch đạt 13 triệu đơn vị, giá trị 263 tỷ đồng.

Phiên hôm nay, nhà đầu tư ngoại gia tăng bán ròng trên cả 3 sàn. Tỏng khối lượng nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trong phiên ở cả 3 sàn là 846.435 đơn vị, tương ứng giá trị bán ròng 113,46 tỷ đồng. Phiên 23 khối này chỉ bán ròng 237.705 đơn vị, tổng giá trị 85,95 tỷ đồng.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần