Các quốc gia xem xét trừng phạt Myanmar sau chính biến hôm 1/2

Cẩm Anh (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngày 11/2, Mỹ đã tuyên bố trừng phạt lên Myanmar liên quan đến chính biến tại đây hồi đầu tháng.

Ngày càng có nhiều chính phủ quyết định giới hạn quan hệ quan hệ ngoại giao với Myanmar và gia tăng áp lực kinh tế lên quân đội nước này sau chính biến tuần trước tại quốc gia Đông Nam Á. Hôm 1/2, quân đội Myanmar bắt bà Aung San Suu Kyi và các lãnh đạo chính quyền dân sự, đồng thời tuyên bố sẽ kiểm soát Myanmar trong thời gian tới. Phía quân đội cáo buộc cuộc bầu cử Myanmar vừa qua có gian lận. Trong khi đó, phương Tây coi sự việc lần này là một cuộc đảo chính.
 Tướng Min Aung Hlaing - Ảnh: Reuters
Tổng thống Joe Biden hôm 11/2 cho biết sẽ ban hành một lệnh hành pháp ngăn các tướng lãnh của Myanmar tiếp cận tài sản trị giá 1 tỷ USD trong các quỹ chính phủ của nước này tại Mỹ, đồng thời khẳng định sẽ có nhiều biện pháp hơn.
Mỹ nằm trong số nhiều quốc gia phương Tây đã từng dỡ bỏ hầu hết các lệnh trừng phạt trong vòng 10 năm qua để khuyến khích chuyển đổi dân chủ khi các nhà cầm quyền quân sự của Myanmar đang từng bước tiến tới chế độ dân sự. Những biến chuyển này trở nên mong manh sau cuộc chính biến hôm 1/2. 
Một trong những phản ứng mạnh mẽ nhất đến từ New Zealand khi quyết định ngưng mọi liên lạc chính trị cấp cao và quân sự với Myanmar, đồng thời cam kết chặn bất kỳ nguồn viện trợ nào tới tay chính phủ quân sự hoặc có lợi cho các nhà lãnh đạo này. Đồng thời Wellington cũng thiết lập lệnh cấm đi lại đối với các nhà cầm quyền quân sự mới của Myanmar.
Tại Mỹ hôm nay (11/2) Tổng thống Biden cho biết động thái đóng băng số tài sản có lợi cho các lãnh đạo quân đội Myanmar trong khi tiếp tục duy trì nguồn hỗ trợ cho chương trình sức khỏe, các nhóm xã hội dân sự và những khu vực khác. Cùng ngày, ông Biden cho biết đã phê chuẩn một sắc lệnh mới cho phép Mỹ "lập tức trừng phạt các lãnh đạo quân sự đã chỉ đạo cuộc đảo chính, (trừng phạt) các lợi ích kinh tế liên quan của họ cũng như các thành viên gia đình họ".
Tại Brussels, nhà chiến lược quốc tế trưởng Josep Borrell cho biết các ngoại trưởng châu Âu sẽ gặp gỡ hôm 22/2 để xem xét lại quan hệ của khối này với Myanmar và đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế. Kể từ năm 2014, EU đã viện trợ khoảng 850 triệu USD cho Myanmar. 

Trong một phát biểu hôm 8/2, nhà lãnh đạo quân đội Myanmar Min Aung Hlaing cho biết chính quyền sẽ tổ chức một cuộc bầu cử mới và trao quyền lực cho bên chiến thắng.Tướng Min Aung Hlaing nói những bất thường trong cuộc bầu cử vào tháng 11 năm ngoái đã bị bỏ qua và không có tổ chức nào đứng trên luật pháp. Ông không đề cập đến nhà lãnh đạo bị lật đổ Aung San Suu Kyi, người từng được xem là biểu tượng về đấu tranh dân chủ ở Myanmar.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần