Cách biến chân gà thành thuốc quý
Kinhtedothi - Chân gà có tác dụng chữa: trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng; người chân tay run, đi không vững, yếu sinh lý, kém ăn, mệt mỏi; phụ nữ ngực lép, da khô.
Chân gà là món ăn quen thuộc, khoái khẩu của rất nhiều người nhưng không mấy ai biết cách biến chúng thành những bài thuốc quý.
Trong các loại chân gà thì chân gà rừng, gà chọi, gà chân đen là quý nhất, sau đó đến các loại gà nuôi thả tự kiếm mồi, vì nó được tôi luyện, tích trữ năng lượng thường xuyên ở gân (gân gà có nhiều nhất ở cẳng chân sau đó đến xương quay 2 cánh).
Những công dụng và cách chế biến
Chân gà có tác dụng chữa: trẻ chậm biết đi, chậm mọc răng; người chân tay run, đi không vững, yếu sinh lý, kém ăn, mệt mỏi; phụ nữ ngực lép, da khô.

Cẳng chân gà nuôi thả có 1 xương cẳng chân và 7 - 10 xương tăm (nhỏ dài bẹt như tăm tre để xỉa răng) ôm lấy xương cẳng chân, phía trước xương cẳng chân có 1 - 2 xương tăm; phía sau xương cẳng chân có 6 - 8 xương tăm. Các gân bám vào mỏm đầu xương cẳng chân, khi nấu chín có màu nâu nhạt, số gân tương ứng với số xương tăm. Đó là chỗ quý nhất trong chân gà.
Da chân gà chứa collagen là một loại protein dính như keo; các acid amin: prolin, glycin, hydrosiprolin, argynin, glycin.
Gân gà có các bó sợi collagen chiếm 80%, elastin, tế bào và chất nền gồm chondroitin, proteoglycan và glucoprotein.
Xương chân gà (cũng như xương các động vật khác khi được hầm nhừ) có hydroxyapatite ở phần xương bên trong có tác dụng làm chắc khỏe cho lớp xương bên ngoài, canxi và nhiều khoáng chất hữu ích.
Cẳng chân gà công nghiệp xương mềm, nhiều mỡ không dùng làm thuốc nhưng lại được các nhà hàng, quán nhậu thích mua để chế biến các món nhắm mồi cho bia rượu như: chân gà nướng mật ong, chân gà nướng ngũ vị, chân gà hấp hành...
Chiết xuất collagen chân gà có tác dụng như thuốc hạ huyết áp loại ức chế men chuyển: đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản tại Đại học Hirosima và Trung tâm nghiên cứu phát triển Nippon Meat Packers đã tìm thấy 4 loại protein từ collagen trong chân gà có khả năng kiểm soát huyết áp khi thử nghiệm trên chuột (đã gây bệnh cao huyết áp) sau 4 giờ bắt đầu có hiệu lực, sau 8 giờ huyết áp giảm nhiều nhất.
Cách chế biến chân gà làm thuốc: cẳng chân gà làm sạch (bỏ hết da cứng, móng chân) dùng dao sắc khía sâu: dọc cẳng chân 3 - 4 đường, bàn chân 3 - 4 đường. Giã nát gừng tươi bóp kỹ với từng cái chân gà (10g gừng tươi cho 100g chân gà) ướp trong 30 phút để tạo điều kiện cho men Zingibain phân giải protein được tốt, rồi thêm muối, bột canh cho vừa miệng.
Lạc nhân (chọn bỏ hạt thối, mốc) rửa sạch, ngâm nước 14 giờ, vớt ra, cho lên trên cẳng chân gà (30g lạc nhân/100g chân gà). Cho chân gà và các thứ đã ướp vào nồi áp suất, đổ nước cho ngập chân gà. Đun sôi (nồi bắt đầu xì hơi) hạ lửa, giữ nhiệt độ sôi trong 45 phút là đủ nhừ da gà. Tắt lửa để 15 phút rồi mới xả van hơi (các thử nghiệm đun sôi ở áp suất cao trên 45 phút đến 90 phút xương gà nuôi thả vẫn rắn, còn xương gà công nghiệp thì mềm có thể nhai nát được. Nếu dưới 45 phút thì da gà chưa nhừ).
Kinh nghiệm: mỗi lần nên hầm 1.000g chân gà với 300g lạc nhân (tiết kiệm 9 lần nhiên liệu so với hầm mỗi lần 100g chân gà). Khi cho ra thì gạn hết nước hầm chân gà ra bát, cho vào tủ lạnh để mỡ gà nổi lên trên, loại bỏ mỡ gà (collagen đông đặc, rất ngon). Chân gà đã chế biến bảo quản trong ngăn mát (8 - 10oC) để dùng dần.
- Khi dùng: cho chân gà và collagen vào bát rồi hâm nóng (hấp trong nồi cơm) ăn nóng (nếu để nguội da gà sẽ dính dẻo như keo rất khó nhằn xương).
- Liều dùng: ngày ăn 2 lần, ngay trước bữa ăn, mỗi lần 1 đôi chân gà cùng lạc nhân và collagen (nước hầm chân gà đã loại mỡ) để bồi bổ cơ thể cho người mới ốm dậy, nhất là người bệnh đau xương khớp, yếu chân tay. Riêng các trường hợp: phụ nữ gầy còm, da khô; người già gầy còm, chân tay yếu, có thể dùng chân gà công nghiệp cũng được.
Có thể phối hợp uống thuốc bổ thận trước khi ăn chân gà (tùy thực trạng mỗi người dùng bổ thận âm hay bổ thận dương).
Bài thuốc dùng chân gà
Chữa chứng chân tay run rẩy đi không vững: Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc thạch xương bồ 8g, ngũ gia bì 8g (các vị thuốc đã làm thành mảnh vụn ngâm trong 300ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 4 - 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 15 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, sau đó cho chân gà đã hầm và collagen vào sắc tiếp 15 phút là được). Chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 60 ngày nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Chữa chứng đau lưng, đau cổ, đau quanh khớp vai, thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống: Chân gà hầm như trên 3 đôi, sắc với các vị thuốc đỗ trọng bắc 10g, ngưu tất 10g, táo tàu 10g (ngâm ngưu tất, đỗ trọng đã làm thành mảnh vụn trong 500ml nước nóng 80oC giữ ấm trong 5 giờ, sau đó đun sôi nhỏ lửa 30 phút; gạn lấy nước, bỏ bã, cho chân gà đã hầm và collagen cùng với táo tàu đã cắt nhỏ vào sắc tiếp 30 phút là được) chia làm 2 lần ăn trong ngày. Liệu trình 30 ngày, nếu chuyển biến tốt thì dùng tiếp đến khi khỏi.
Thận trọng: người có bệnh mỡ máu cao không nên ăn nhiều chân gà công nghiệp. Người đang bị tiêu chảy không dùng thuốc chân gà.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
-
Bình Định: Kiểm soát chặt chẽ trường hợp nhập cảnh trái phép
Kinhtedothi - Thường xuyên kiểm tra, rà soát, quản lý chặt chẽ người từ nước ngoài về lưu trú bất hợp pháp; điều tra,...XEM THÊM -
Hà Tĩnh: Phát hiện 9 người nhập cảnh trái phép, trốn cách ly phòng dịch Covid - 19
Kinhtedothi - Nhập cảnh từ Lào về Việt Nam bằng đường tiểu ngạch, 9 người vừa bị Cảnh sát giao thông Hà Tĩnh phát hi...XEM THÊM -
Việt Nam tuyển 120 tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 thứ 2
Kinhtedothi - Sáng 21/1, lễ khởi động chương trình nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Covivac do Viện vaccine và ...XEM THÊM -
Cận Tết Tân Sửu, lo nguy cơ bùng phát dịch lở mồm long móng
Kinhtedothi - Theo Bộ NN&PTNT, số lượng gia súc mắc dịch bệnh lở mồm long móng (LMLM) chỉ chiếm khoảng 0,02% tổng đàn...XEM THÊM -
5 năm phát triển khu khám và điều trị theo yêu cầu Bệnh viện T.Ư Quân đội 108: Những con số ấn tượng
Kinhtedothi - Chiều 20/1, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108 tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 5 năm triển khai khám v...XEM THÊM -
Việt Nam tiêm nhắc vaccine Covid-19 cho 17 tình nguyện viện
Kinhtedothi - Ngày 20/1, Học viện Quân Y tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine Nanocovax liều 25mg cho 17 tình nguyện viên. Nhữ...XEM THÊM
-
Cao điểm 500 người nhập cảnh trái phép một ngày, dịch Covid-19 rất đáng lo ngại
Kinhtedothi - Ngày 20/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến với Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 các tỉnh/TP trực thuộc T.Ư tại 63 điểm cầu.20-01-2021 13:04
-
Ngày 21/1, vaccine Covid-19 thứ 2 của Việt Nam được tiêm thử nghiệm trên người
Kinhtedothi - Ngày 21/1, vaccine Covivac do Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (IVAC) sản xuất sẽ được thử nghiệm lâm sàng trên người.19-01-2021 22:03
-
Việt Nam sắp sản xuất được vaccine phòng, chống dịch tả lợn châu Phi
Kinhtedothi - Sau 3 vòng thử nghiệm thành công, dự kiến quý II/2021, Việt Nam có thể đưa vào sản xuất đại trà và thương mại hóa vaccine phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP).17-01-2021 18:51
-
[Sống khỏe] Khi trẻ chậm tăng trưởng chiều cao
Kinhtedothi - Trong một vài trường hợp, trẻ không tăng trưởng chiều cao hoặc thấp bé hơn bạn bè đồng trang lứa khiến cho nhiều bậc phụ huynh rất lo lắng.17-01-2021 12:32
-
[Thuốc&Sức khỏe] Dâm dương hoắc - ôn thận, tráng dương
Kinhtedothi - Dâm dương hoắc (tên khoa học là epimedium, thuộc họ hoàng liên gai - Berberidaceae) là một trong những vị thuốc bổ dương của y học cổ truyền. Đây là lá phơi hay sấy khô của nhiều loại...17-01-2021 06:30
- Thời tiết hôm nay 26/1: Hà Nội mưa phùn và sương mù, nhiệt độ thấp nhất 15 độ C
- Hà Nội: Giao thông được đảm bảo trong ngày đầu Đại hội Đảng
- Sẽ lắp dải phân cách dẻo trên cầu Thăng Long để ngăn xe quay đầu
- [Infographic] Bí quyết gói bánh chưng đẹp mắt, chuẩn vị
- Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội dự phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- Báo chí Đông Nam Á đưa tin về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cán bộ, người dân Hà Nội gửi gắm niềm tin vào những quyết sách từ Đại hội XIII của Đảng
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp phiên trù bị
- Dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Tiến thêm một bước dài