Cách nhận biết và xử lý các cuộc gọi lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Kinhtedothi - Bộ Công an nêu rõ, cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.
Tin liên quan
-
Thêm “chiêu” mạo danh ngân hàng lừa đảo mở thẻ, chiếm đoạt tiền khách hàng
- Hà Nội: Cảnh giác trước thủ đoạn mạo danh Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy để lừa đảo
Bộ Công an vừa ban hành thông báo nhận định, thời gian qua, tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng nhiều và có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, có xu hướng đan xen, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau. Có những vụ án mang tính chất lừa đảo xuyên quốc gia trên không gian mạng, gây thiệt hại lớn về tài sản và bức xúc trong quần chúng nhân dân.
Hiện nay, do sự chủ quan và thiếu cảnh giác, đề phòng của một bộ phận không nhỏ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, đã khiến cho các đối tượng phạm tội vẫn có thể dễ dàng lừa đảo chiếm đoạt tài sản.Chỉ tính riêng các vụ lừa đảo được người dân trình báo, tố giác, trong 6 tháng đầu năm 2020, công an 63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã tiếp nhận 776 vụ, với số tiền bị lừa đảo lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Đặc biệt, nổi lên là phương thức thủ đoạn lừa đảo giả danh, mạo danh công an, viện kiểm sát, thanh tra, tòa án, bưu điện... để chiếm đoạt tài sản gia tăng mạnh, chiếm tỷ lệ trên 65% số vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng.Bộ Công an cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung: Sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan công an, viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà cơ quan công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của viện Kiểm sát nhân dân...; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.Ngoài ra, các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan công an được biết. Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.Qua công tác nắm tình hình, số bị hại bị các đối tượng lừa đảo bằng hình thức mạo danh, giả danh cán bộ các cơ quan tư pháp rất đa dạng, đa phần thường là phụ nữ và người già trên 60 tuổi, nhưng cá biệt có trường hợp các bị hại là cán bộ của các cơ quan Nhà nước... Đây đều là những bị hại ít cập nhật thông tin xã hội, báo chí; thiếu ý thức cảnh giác với tội phạm; không có kiến thức về bảo mật thông tin cũng như hiểu biết về các hoạt động tố tụng hình sự. Khi xảy ra vụ việc, nạn nhân không biết thông tin về đối tượng, không biết tại sao bị mất tiền trong tài khoản, hoặc lo sợ bị mất uy tín nên không trình báo với cơ quan công an, gây khó khăn cho công tác điều tra, xử lý.Bộ Công an nêu rõ, cơ quan công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.Bộ Công an khuyến cáo, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi điện thoại từ người lạ, tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước và các cơ quan tư pháp, tiến hành tố tụng hình sự, để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại hoặc giả danh nhân viên ngân hàng, bưu điện, bảo hiểm, thanh tra, hải quan... yêu cầu nhận tiền, quà bưu phẩm có giá trị lớn hoặc đóng các khoản phí, trả các khoản nợ không xác định.Đồng thời, tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, số chứng minh thư (căn cước công dân), địa chỉ nhà ở, số tài khoản ngân hàng, mã OTP trên điện thoại cá nhân... cho bất kỳ ai không quen biết hoặc khi chưa biết rõ nhân thân, lai lịch. Khi gặp những tin nhắn thông qua các trang mạng xã hội để vay tiền, nhờ mua thẻ điện thoại, yêu cầu chuyển tiền để xác minh tài khoản; nhờ tài khoản ngân hàng để nhận tiền từ nước ngoài... thì cần đặc biệt cảnh giác, tuyệt đối không làm theo; nhanh chóng liên hệ hoặc gọi điện thoại nói chuyện trực tiếp với người đó để kiểm tra thông tin.Thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc tăng tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội; không chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân trên các trang mạng xã hội. Không chia sẻ số tài khoản ngân hàng trên mạng xã hội; nếu cần có tài khoản ngân hàng công khai để giao dịch mua bán trên không gian mạng, thì tiền trong số tài khoản công khai cần giữ ở mức thấp nhất để tránh bị kẻ gian chiếm đoạt.Khi nhận các cuộc điện thoại có dấu hiệu nêu trên, người dân cần bình tĩnh, không lo sợ, nhanh chóng liên hệ với người thân, bạn bè để được tư vấn. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc tra cứu địa chỉ tố giác tội phạm trên Chuyên mục “Hướng dẫn tố giác tội phạm” của Cổng Thông tin điện tử Bộ Công an (địa chỉ http://bocongan.gov.vn hoặc http://mps.gov.vn) để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Hà Nội: Giao ma tuý cho khách, “hot girl” bị bắt quả tang
Kinhtedothi - Phát hiện một cô gái trẻ có biểu hiện nghi vấn, cảnh sát tiến hành kiểm tra phát hiện người này có cầm ...XEM THÊM -
Phó Giám đốc Công an Hà Nội: Tận dụng từng giây của máy lăn vân tay để làm căn cước cho người dân
Kinhtedothi - Đó là chỉ đạo của Đại tá Nguyễn Hồng Ky, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội, tại buổi kiểm tra việc thực hi...XEM THÊM -
Phạt 210 triệu đồng đối với 53 người nước ngoài nhập cảnh trái phép
Kinhtedothi - Nhập cảnh trái phép, 53 người quốc tịch Trung Quốc bắt xe khách vào các tỉnh phía Nam đã bị cơ quan chứ...XEM THÊM -
Hà Nội: Bắt giữ gã “xe ôm” chở khách rồi trộm cắp xe máy ở Tây Mỗ
Kinhtedothi – Phát hiện 1 chiếc xe Honda Lead để trên vỉa hè không có người trông giữ, Nguyễn Huy Hiếu ổ khoá xe vẫn...XEM THÊM -
Đắk Nông: 39 bị cáo trong đường dây sản xuất xăng giả do Trịnh Sướng cầm đầu hầu tòa
Kinhtedothi - Đường dây này đã sản xuất hơn 137 triệu lít xăng dầu giả và bán ra thị trường hơn 133 triệu lít, thu lợ...XEM THÊM -
Nghệ An: Dùng kích điện đánh bắt hải sản, 3 tàu cá bị xử phạt
Kinhtedothi - Sử dụng kích điện để đánh bắt hải sản tại vùng biển thị xã Hoàng Mai, 3 tàu cá đã bị Đoàn liên ngành Ng...XEM THÊM
-
Chuyện về những người làm hòa giải ở quận Thanh Xuân
Kinhtedothi - Ở nhiều địa bàn dân cư, những tranh chấp về đất đai, lối đi, những xích mích, va chạm phát sinh hằng ngày giữa các hộ dân, giữa các cặp vợ chồng là điều khó tránh khỏi.08-04-2021 09:42
-
Đắk Nông: Xét xử băng nhóm sản xuất hơn 137 triệu lít xăng giả vào ngày 8/4
Kinhtedothi - Phiên tòa dự kiến kéo dài đến hết tháng 4/2021. Trước đó vụ án từng đưa ra xét xử, nhưng do 1 bị cáo được gia đình gửi giấy chứng nhận tâm thần nên phải hoãn.07-04-2021 16:56
-
Vụ án “Buôn lậu, sản xuất 200 triệu lít xăng giả”: Bắt thêm 1 Tổng Giám đốc công ty xăng dầu
Kinhtedothi - Mở rộng điều tra đường dây buôn lậu, sản xuất hơn 200 triệu lít xăng giả do Phan Thanh Hữu cầm đầu, Công an tỉnh Đồng Nai bắt tiếp 1 Tổng Giám đốc công ty xăng dầu tại TP Hồ Chí Minh.07-04-2021 16:51
-
Quảng Ninh: Điều tra nhóm đối tượng tạt đầu xe và hành hung người đi đường
Kinhtedothi - Ngày 7/4, Công an huyện Tiên Yên, Quảng Ninh đang tiến hành điều tra để xử lý nhóm đối tượng có hành vi đập phá phương tiện và hành hung đôi vợ chồng tài xế tại địa phận TP Móng Cái.07-04-2021 16:49
-
Khống chế đối tượng “ngáo đá” tấn công người dân trên phố Lý Thường Kiệt
Kinhtedothi - Ngày 7/4, Công an quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, thực tế việc quật ngã 1 đối tượng trên vỉa hè phố Lý Thường Kiệt là khống chế 1 đối tượng có biểu hiện “ngáo đá” đang tấn công ngườ...07-04-2021 14:03
- Việt Nam ghi nhận bệnh nhân 2693 mắc Covid-19 được cách ly ngay sau nhập cảnh
- Hà Nội điều chỉnh thời gian tuyển sinh đầu cấp từ mầm non đến THCS
- 10 thành phố nhiều tỷ phú nhất thế giới năm 2020
- Năm nhà đầu tư bị phạt 135 triệu đồng do vi phạm báo cáo giao dịch
- Bốn ưu tiên trong nhiệm kỳ mới của tân Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc
- Ngập mỏ than Trung Quốc, 21 người mắc kẹt
- Ngày hội tư vấn Tuyển sinh- hướng nghiệp 2021: Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ!
- [Xu hướng] Đa dạng hóa con đường vận tải
- Làm ngơ cho vi phạm là sự yếu thế, bất lực