Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cách sơ cứu khi bị gãy xương

Kinhtedothi - Gãy xương là một tình trạng mất đi tính liên tục của xương. Nó có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ một vết rạn đến việc một sự gãy hoàn toàn của xương.
Nguyên nhân và triệu chứng:
Gãy xương được chia làm 2 loại chính, gãy xương kín và gãy xương hở, cả 2 đều có thể là gãy xương biến chứng.
Triệu chứng: Cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng kêu “răng rắc” của xương gãy, đau ở chỗ chấn thương hoặc gần vị trí đó, giảm hoặc mất hoàn toàn khả năng vận động của xương gãy, sưng nề sau đó bầm tím ở vùng chấn thương. Ngoài ra, người bị gãy xương có phản ứng tại chỗ gãy khi chạm nhẹ lên vùng bị thương. Khi bác sĩ khám có thể nghe thấy tiếng lạo xạo của 2 đầu xương gãy cọ vào nhau.
Cần lưu ý, không phải tất cả các trường hợp gãy xương đều có những dấu hiệu và triệu chứng trên. Để tìm ra những dấu hiệu của gãy xương chủ yếu dựa vào quan sát. Nếu có sự kết hợp của 2 hay 3 triệu chứng kể trên hoặc bệnh nhân có biểu hiện sốc hoặc nếu có nghi ngờ về tính nghiêm trọng của một chấn thương thì hãy xử trí như một trường hợp gãy xương.
Cách xử trí:
Hãy gọi cấp cứu y tế để đánh giá và xử trí các vấn đề về đường thở, thở và tuần hoàn, đặc biệt trong các trường hợp gãy xương hở, xương chậu, xương đùi, đa chấn thương… Tuyệt đối không vận động phần bị tổn thương. Khi nạn nhân nghi ngờ bị gãy xương, không bế thốc nạn nhân lên, di chuyển đi chỗ khác. Hãy băng kín các vết thương nếu có, kiểm soát chảy máu. Cố định tạm thời xương gãy bằng nẹp hoặc băng ép theo nguyên tắc: Nẹp sử dụng phải đảm bảo đủ độ dài, rộng và vững chắc. Nẹp có thể làm bằng gỗ, tre, thanh kim loại. Không đặt nẹp trực tiếp lên da thịt nạn nhân phải có đệm lót ở đầu nẹp, đầu xương. Có thể lấy bông hoặc vải để làm đệm lót.
Trường hợp gãy kín đặc biệt gãy xương đùi phải kéo liên tục bằng một lực không đổi. Trường hợp gãy xương hở, không được kéo nắn ấn đầu xương gãy vào trong, phải xử trí vết thương sau đó giữ nguyên tư thế gãy để cố định. Sau khi đã bất động xong phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở điều trị hoặc gọi cấp cứu y tế.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Mỗi người dân chủ động, tự do, có trách nhiệm quyết định sinh con

Mỗi người dân chủ động, tự do, có trách nhiệm quyết định sinh con

08 Jul, 03:47 PM

Kinhtedothi - Ngày 8/7, Sở Y tế Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số thế giới (11/7) với chủ đề "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi". Tới dự có Cục trưởng Cục Dân số, Bộ Y tế Lê Thanh Dũng; Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội Vũ Hà.

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

Đà Nẵng: Đang làm rõ phản ánh của người dân về bún tươi đổi màu bất thường

07 Jul, 08:12 PM

Kinhtedothi - Một hộ dân tại phường Hòa Xuân, TP Đà Nẵng phản ánh hiện tượng bất thường khi sợi bún tươi mua tại chợ Hòa Châu đột ngột chuyển sang màu đỏ chỉ sau vài giờ để ngoài môi trường khô thoáng. Ngay sau khi nhận được thông tin, Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP Đà Nẵng đã có văn bản chỉ đạo xác minh, làm rõ vụ việc.

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

Hàng trăm ca phẫu thuật miễn phí, "tái sinh" nụ cười cho trẻ em

07 Jul, 07:15 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 7/7, Bệnh viện E và Tổ chức Operation Smile phối hợp tổ chức chương trình khám, điều trị, phẫu thuật miễn phí dành cho người bệnh mắc dị tật khe hở môi, vòm miệng và nhiều dị tật khác. Đây là mùa thứ 10 đánh dấu một chặng đường bền bỉ và đầy nhân văn trong hành trình "tái sinh” nụ cười cho hàng nghìn trẻ em theo mục tiêu của chương trình đề ra.

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

Đảm bảo an toàn thực phẩm dịp Quốc khánh 2/9

07 Jul, 04:17 PM

Kinhtedothi - Thống kê của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm (ATTP) năm 2025, toàn TP đã thành lập 609 đoàn kiểm tra, trong đó, tuyến TP 15 đoàn; 45 đoàn tuyến quận, huyện; 549 đoàn tuyến xã, phường.

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

Phòng tránh bệnh liên cầu khuẩn:  Người dân tuyệt đối không ăn tiết canh sống

07 Jul, 08:33 AM

Kinhtedothi - Bệnh liên cầu khuẩn lợn hiện chưa có vaccine phòng ngừa. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh có thể để lại những di chứng nặng nề. Chuyên gia y tế khuyến cáo, chăm sóc sức khỏe, phòng tránh nhiễm trùng và điều trị kịp thời để ngăn chặn sự lan truyền của liên cầu khuẩn và giảm thiểu nguy cơ bệnh lý.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ