Cách tính tỷ lệ hưởng lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Cuối năm 2018, tôi sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Tôi muốn biết tỷ lệ lương hưu của người tham gia BHXH tự nguyện được tính thế nào?" - Bà Nguyễn Thị Ngọc (huyện Thường Tín)

BHXH Hà Nội trả lời:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện, từ ngày 1/1/2018 trở đi, mức lương hưu hằng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện theo Điều 74 của Luật BHXH được quy định như sau:

Với lao động nữ, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Với lao động nam, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH theo quy định dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%:

- Năm nghỉ hưu 2018, số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 16 năm;

- Năm nghỉ hưu 2019, số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 17 năm;

- Năm nghỉ hưu 2020, số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 18 năm;

- Năm nghỉ hưu 2021, số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 19 năm;

- Năm nghỉ hưu từ 2022 trở đi, số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% là 20 năm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần