Cái nhìn sâu hơn về di sản
Kinhtedothi - Đến nay, nhiều người đã biết đến “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” (ngày 23/11/1945 gắn với sự kiện Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL “Ấn định nhiệm vụ của Đông Phương Bác cổ Học viện” - Sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc.
Tin liên quan
-
Di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long - 10 năm nhìn lại
- Gia Lâm tổng kết 5 năm thực hiện đề án quản lý, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa
- Khai mạc trưng bày “Khu đô thị cổ Provins (Pháp) và Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội: Di sản văn hóa trong lòng đô thị”
- Lễ kỷ niệm 10 năm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa thế giới
Nội dung Sắc lệnh phản ánh những tư tưởng, quan điểm cơ bản, sâu sắc đối với việc bảo tồn di sản văn hóa, khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”.
Ngược lại thời gian, Sắc lệnh ra đời trong hoàn cảnh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ đang gặp vô vàn khó khăn về giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm, đất nước đang ở trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Nhưng là nhà văn hóa lớn, Chủ tịch Hồ Chí Minh thấu hiểu, Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, các dân tộc ở Việt Nam có một quá trình gắn bó và một ý thức dân tộc được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử dựng và giữ nước. 54 dân tộc, mỗi dân tộc ở Việt Nam đều có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của văn hóa Việt. Sắc lệnh số 65/SL của Chính phủ Lâm thời khẳng định việc bảo tồn cổ tích “là công việc rất quan trọng và rất cần thiết cho công cuộc kiến thiết nước Việt Nam”.
Sắc lệnh kế thừa, giữ nguyên các luật lệ về bảo tồn đã có trước đây; “Cấm phá hủy những đình, chùa, đền, miếu hoặc những nơi thờ tự khác, những cung điện, thành quách cùng lăng mộ chưa được bảo tồn. Cấm phá hủy những bi ký, đồ vật, chiếu sắc, văn bằng, giấy má, sách vở có tính cách tôn giáo hay không, nhưng có ích cho lịch sử mà chưa được bảo tồn”; “Chính phủ công nhận nguyên tắc những khoản trợ cấp hàng năm của toàn quốc, của mỗi kỳ hay mỗi tỉnh cho Đông Phương Bác cổ Học viện”...Sắc lệnh tuy ngắn gọn, súc tích, ra đời đến nay đã 75 năm, nhưng nó đã phản ánh đầy đủ những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa. Thực tế, cho đến nay Sắc lệnh vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhằm phát huy các giá trị di sản văn hóa của đất nước. Đó là quan điểm về vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Nó là kim chỉ nam trong phát triển văn hóa, của tất cả các đối tượng điều chỉnh trong Sắc lệnh bao gồm trách nhiệm của Nhà nước, xã hội và mỗi công dân trong việc bảo vệ di sản văn hóa...Cách đây 15 năm (2005), Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” với mục đích “phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc”. Việc chúng ta có “Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam” chính là để: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc; ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.Khi đã thấu hiểu, tự khắc người ta biết rằng việc bảo vệ và phát triển di sản văn hóa Việt Nam không phải là việc của riêng ai.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Bầu chọn VĐV, HLV tiêu biểu năm 2020: Danh hiệu gọi tên các VĐV trẻ nổi bật?
Kinhtedothi - Trong danh sách bầu chọn vận động viên (VĐV), huấn luyện viên (HLV) tiêu biểu; VĐV, HLV thể thao người ...XEM THÊM -
Có một thử thách mang tên Sài Gòn FC
Kinhtedothi-Với ngân sách 100 tỷ đồng/năm, HLV Đức Thắng đã đưa về Topenland Bình Định 16 tân binh với mục tiêu lọt v...XEM THÊM -
“Hướng dương ngược nắng” tập 18: Châu va phải Phúc, những ân oán với Cao gia thêm hấp dẫn
Kinhtedothi - Châu thất thần đi trên phố, như kiểu cô đang thất tình. Tình cờ cô và Phúc va phải nhau. Phải chăng, n...XEM THÊM -
VOV sẽ tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh nhiều chương trình Đại hội Đảng XIII
Kinhtedothi - Theo kế hoạch tuyên truyền, VOV sẽ tường thuật trực tiếp trên sóng phát thanh Lễ khai mạc, Lễ bế mạc và...XEM THÊM -
Trưng bày hơn 200 tư liệu, hình ảnh tiêu biểu về Đại hội Đảng
Kinhtedothi - Sáng 19/1, Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng T.Ư Đảng khai mạc Trưng bày chu...XEM THÊM -
Hà Nội FC-Bình Dương: Cơ hội cho HLV Chu Đình Nghiêm
Kinhtedothi-Nào là sân ướt, cầu thủ chấn thương, những lý do bào chữa cho thất bại 0-3 của Hà Nội FC trong ngày đầu r...XEM THÊM
-
Fanpage truyền hình VOV đăng tải thông tin xin lỗi nhạc sĩ Trần Tiến và gia đình
Kinhtedothi – Sáng 19/1, trên fanpage truyền hình VOV đã đăng thông tin nhạc sĩ Trần Tiến về với đất mẹ sau thời gian dài chiến đấu với bệnh ung thư vòm họng. Thông tin này khiến gia đình nhạc sĩ T...19-01-2021 11:43
-
“Tân Sửu nghênh Xuân”: Thể nghiệm các nghi lễ đón Tết cung đình Việt
Kinhtedothi - Theo các nguồn sử liệu ghi chép, trong cung đình Thăng Long diễn ra nhiều nghi lễ đón Tết long trọng thể hiện sự tôn nghiêm và quyền lực của bậc “Thiên tử”. Trong chuỗi các nghi lễ đó...19-01-2021 08:18
- Chấn chỉnh ngay việc quản lý phương tiện đón trả khách khu vực Bến xe Yên Nghĩa
- Tai nạn giao thông mới nhất hôm nay 20/1: Hai mẹ con tử vong sau va chạm với xe khách
- Jack Ma tái xuất, "phá vỡ im lặng" trong video dài 50 giây
- Người Sunshine Group và người cũ Ngân hàng Quốc Dân ứng cử vào HĐQT Kienlongbank
- 4 phụ nữ lội sông để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam
- Thực thi RCEP, nền kinh tế Việt Nam đối mặt nhiều thách thức
- Bắt giữ vụ sang chiết rượu lớn tại Hà Nội
- Tài liệu quý “Từ Đại hội đến Đại hội”
- Tình trạng đập phá phương tiện tại các khu đô thị: Cần xử lý nghiêm