"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh ở Trung Quốc

Tú Anh (Theo Daily Mail/Telegraph)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc – nơi phần lớn người dân làm lao động phổ thông, được gọi là “cái nôi" của nạn buôn người.

Những người dân ở các làng chài nghèo khó bắt đầu rời khỏi quê hương tìm kiếm cuộc sống mới ở nước ngoài bằng thuyền vào đầu thế kỷ XV. Nhiều người trong số này đến từ Đông Nam Á.  Tỉnh Phúc Kiến Trung Quốc – nơi phần lớn người dân làm lao động phổ thông, được gọi là “trụ sở của đầu rắn”, biệt danh được đặt cho các nhà lãnh đạo của các đường dây buôn người. Nhiều người dân địa phương phụ thuộc vào những đường dây buôn người với hy vọng xây dựng cuộc sống mới và thay đổi vận mệnh ở những nơi cách quê hương hàng trăm ngàn km.

 Tỉnh Phúc Kiến - đông nam Trung Quốc

"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh

Hai thảm kịch trước đó ở Anh cung cấp manh mối về câu chuyện đau khổ về cái chết của những nạn nhân trong vụ việc tại hạt Essex vừa qua.

Năm 2000, thi thể của 58 người Trung Quốc đã được tìm thấy trong một container kín tại cảng Dover. Sau khi chết xác nhận cái chết của họ là do chết ngạt. Nhóm 60 người, trong đó chỉ có hai người sống sót, đã trả 20.000 bảng mỗi người cho cuộc hành trình chí tử bắt đầu khi họ bay tới thủ đô Belgrade của Serbia bằng hộ chiếu thực.

Kể từ Serbia, họ được cấp hộ chiếu giả và bị giữ trong các căn nhà với mã số, một phần để ngăn chặn họ bị đánh cắp bởi các băng đảng buôn lậu khác. Các mã số được khâu vào quần áo của những người này để đầu mối buôn lậu ở châu Âu có thể nhận diện.Họ được đưa bằng xe hơi đến Hungary trước khi được vận chuyển qua Áo và Pháp ở phía sau xe tải để lên tàu tới Rotterdam ở Hà Lan.

Perry Wacker, tài xế xe tải người Hà Lan, đã bị bỏ tù 14 năm vì tội ngộ sát. Cuộc điều tra phát hiện Wacker đã bịt một lỗ thông hơi ở bên cạnh container khi xe tải đi lên phà.  

Bốn năm sau, 23 nạn nhân Trung Quốc bị chết đuối sau khi băng đảng tàn nhẫn bỏ rơi họ trên bãi cát nguy hiểm ở vịnh Morecambe.

 Hiện trường vụ án ở Vịnh Morecambe

Cả hai vụ việc Dover và vịnh Morecambe đều có ít nhất một điểm chung khác: tỉnh Phúc Kiến. Tất cả những nạn nhân trong hai vụ việc đều đến từ vùng đông nam Trung Quốc này.

Mike Gradwell, cựu giám đốc trinh sát thuộc lực lượng Cảnh sát Lancashire, người đã làm việc trong cuộc điều tra vụ thảm sát ở vịnh Morecambe, trong đó 23 người nhập cư bất hợp pháp Trung Quốc bị chết đuối, nói với BBC Breakfast rằng những người trong xe tải ở hạt Essex vừa qua rất có thể bị buôn bán bởi các băng đảng “Đầu rắn”.

Ông nói rằng những người thân có khả năng đã liên lạc với những người bị buôn bán, do các nạn nhân này vẫn được mang theo điện thoại  - cảnh sát có thể sử dụng để giúp nhận dạng họ.

Phúc Kiến cũng là “cái nôi” của băng đảng “Đầu rắn” khét tiếng, được cho là quan hệ mật thiết với Hội Tam Hoàng.Trở lại những năm 1990, các hoạt động của băng nhóm này tập trung tại Hồng Kông, cung cấp lao động ở chợ đen chủ yếu cho các nhà bếp của các nhà hàng do cộng đồng người Trung Quốc lâu đời của Hồng Kông điều hành.

Trong những năm qua, “Đầu rắn” đã phân nhánh chuyển sang cung cấp cả phụ nữ trẻ, những người thường bị bắt cóc và bị ép buộc vào đường dây bán dâm ở Anh. Một số, ở độ tuổi 11, đã đến nước đó mà không có hộ chiếu hoặc thị thực và xin tị nạn. Sau đó, họ biến mất khỏi ký túc xá hoặc chăm sóc nuôi dưỡng mà được cơ quan di trú gửi gắm.

Quảng cáo buôn người công khai

Hiện tại, "đầu rắn" hoạt động công khai ở Trung Quốc và bắt kịp cả sự bùng nổ của Internet khi bắt đầu tìm kiếm những “con mồi” trên cả nền tảng trực tuyến. Nhanh chóng xuất hiện các trang web và tài khoản truyền thông xã hội quảng cáo các dịch vụ như vậy, một số bắt đầu từ cái giá khoảng 6.500 bảng quảng cáo với điểm đến là Australia. Quảng cáo với các khẩu hiệu hấp dẫn như “vượt biên nhanh chóng! Thanh toán khi đến nơi!” đang đầy rẫy trên các ứng dụng tại Trung Quốc.

"Cái nôi" của nạn buôn người sang Anh ở Trung Quốc - Ảnh 3
 Những kẻ buôn người quảng cáo cả trên những ứng dụng mạng xã hội phổ biến ở Trung Quốc như Wechat, Momo...

Mặc dù Mỹ là đất nước mơ ước đối với nhiều người, Đài Loan, Nhật Bản cũng như Vương quốc Anh cũng là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất. Những người mơ ước về một cuộc sống mới từ Trung Quốc trả một khoản tiền gửi trực tuyến thấp tới 5.000 nhân dân tệ (550 bảng Anh) trước khi bị nhồi nhét vào thuyền hoặc container cho một hành trình dài, tối tăm và đầy rủi ro, theo truyền thông địa phương.  

Người Trung Quốc, đặc biệt là những người có trình độ học vấn thấp, liên tục bị lôi kéo tới châu Âu và Bắc Mỹ trước những hứa hẹn về mức lương cao hơn nhiều so thu nhập tại nhà, bất chấp những rủi ro đáng kể liên quan.

Các nạn nhân vượt biên trái phép với hy vọng có một cuộc sống tốt hơn ở Anh - nhưng hành trình đến Anh của họ cũng rất khốn khổ và nguy hiểm, phải mất tới một tháng cùng rất nhiều lo lắng trong điều kiện nguy hiểm và tồi tệ.

Hầu hết các “khách hàng” sẽ bay từ Trung Quốc đến Serbia và sau đó được vận chuyển bằng đường bộ qua Hungary, Áo, Pháp trước khi lên thuyền hoặc xe tải để tới Anh từ Bỉ hoặc Hà Lan.

Lisa Yam, một luật sư chuyên về nhập cư Trung Quốc cho biết: “Thật khó tin khi vẫn có nhiều người Trung Quốc chọn đến nước này “theo cách này”.

Năm 2018, các quan chức Tây Ban Nha đã bắt giữ 155 chủ yếu là công dân Trung Quốc sau khi nhận thấy sự gia tăng hoạt động và bắt một băng đảng buôn người di cư Trung Quốc vào Anh và Ireland với giá 18.000 bảng mỗi người.

 Chiếc xe tải chở 39 thi thể phát hiện ở hạt Essex, Anh ngày 23/10.

Tuy nhiên, kể cả khi vượt biên trót lọt, cuộc sống của những “khách hàng” cũng chưa chắc suôn sẻ như những lời hứa hẹn quảng cáo ban đầu.

“Các nạn nhân tới những vùng đất mới như những người di cư bất thường nhưng sau đó rất dễ bị “mua đi bán lại” phục vụ ngành công nghiệp tình dục và thị trường lao động đen.Đôi khi những kẻ dắt mối vượt biên không tiết lộ nhiều thông tin hay đích đến cuối cùng hoặc quá trình để đến đó”, theo Aaron Halegua, một nhà nghiên cứu tại Đại học New York có kinh nghiệm nghiên cứu lâu năm về các vụ buôn người.

 

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần