Cái Tết lạnh nhất của người dân Nam Bộ

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Với nhiệt độ thấp nhất, 14,1độ C tại Long Khánh (Đồng Nai), đây là dịp Tết lạnh nhất ở Nam Bộ trong suốt 17 năm qua kể từ năm 1999.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, trong 3 ngày liên tiếp 7- 9/2, ở các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ do ảnh hưởng của không khí lạnh khô kết hợp với trường phân kỳ trên cao nên thời tiết chủ yếu là ít đến quang mây, độ ẩm thấp nhất trong không khí giảm xuống rất thấp, phổ biến 35 – 55%.

Trời rét buốt vào đêm và sáng sớm với mức nhiệt thấp nhất phổ biến 6 – 9 độ C. Nguy cơ cao xảy ra cháy rừng ở khu vực các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đặc biệt ở khu vực vùng núi.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 10/2 (tức mồng 3 Tết) miền Bắc tiếp tục nắng nhẹ vào ban ngày và rét buốt về đêm và sáng.
Với nhiệt độ thấp nhất, 14,1độ C tại Long Khánh (Đồng Nai), đây là dịp Tết lạnh nhất ở Nam Bộ trong suốt 17 năm qua kể từ năm 1999.
Với nhiệt độ thấp nhất, 14,1độ C tại Long Khánh (Đồng Nai), đây là dịp Tết lạnh nhất ở Nam Bộ trong suốt 17 năm qua kể từ năm 1999.
Các tỉnh miền Bắc tiếp tục nằm trong khối không khí lạnh và khô nên trong ngày 10/2 (tức mồng 3 Tết) đêm không mưa, ngày trời nắng; trời hanh khô và rét buốt về đêm và sáng.

Từ ngày 11/2 (tức mồng 4 Tết) không khí lạnh suy yếu và dịch chuyển sang phía Đông nên trời nhiều mây hơn, nhiệt độ ban đêm tăng nhanh; trời còn rét về đêm và sáng.

Thời tiết biển do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh có cường độ suy yếu nên ở vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau đã có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động.

Dự báo từ 10/2 - 14/2 (tức mùng 3 - 7/1 Âm lịch) không khí lạnh suy yếu dần và dịch chuyển sang phía Đông, vùng áp thấp phía tây có xu hướng mở rộng về phía đông nên thời tiết sẽ có xu hướng nhiều mây hơn, nhiệt độ ban đêm tăng nhanh; trời còn rét về đêm và sáng.

Ở khu vực các tỉnh ven biển trung Trung Bộ, từ 10-14/2/2016 trời không mưa, ban ngày trời có nắng, nhiệt độ tăng dần.

Còn tại khu vực nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ, từ 10-14/2/2016 đêm không mưa, ngày trời nắng.

Cụ thể tại khu vực Hà Nội ngày 10/2, nhiệt độ thấp nhất ở vào khoảng 14 - 17 độ, nhiệt độ cao nhất từ 24 - 28 độ. Trời Không mưa, trưa chiều trời nắng. Đêm và sáng trời rét.

Tại TP.HCM, ngày 10/2 thời tiết khá đẹp với nhiệt độ dao động từ 20 - 33 độ. Đêm không mưa ngày nắng.

Theo tin tức từ báo VnExpress, báo Thanh Niên, cả khu vực miền Đông và miền Tây Nam bộ, nhiệt độ tiếp tục sụt giảm từ 2 - 4 độ C so với một ngày trước đó. Nếu so sánh trong chuỗi số liệu thì đây là đợt lạnh nhất trong dịp Tết kể từ tháng 12/1999 đến nay.

Khu vực miền Tây nhiệt độ giảm ít và ấm hơn miền Đông, tuy nhiên nền nhiệt cũng trên dưới 20 độ C. Riêng vùng Châu Đốc (An Giang) có nhiệt độ thấp nhất là hơn 17 độ C, nguyên nhân có thể là do khu vực này có địa hình tương đối cao vì gần với vùng Bảy Núi.

Khu vực các miền Đông, Long Khánh là nơi có nhiệt độ thấp nhất, 14,1độ C (giảm đến 3,8 so với ngày hôm trước), các khu vực khác có nhiệt độ thấp như: Phước Long 16,5 độ C (-1,4), Đồng Xoài 16,7 độ C (-2,8), Biên Hòa 16,9 độ C (-3,2), Tây Ninh 16,2 độ C (-2,8), Nhà Bè của TP.HCM là 18 độ C (-2,7).

Khu vực miền Tây nhiệt độ giảm ít hơn và hơi ấm hơn miền đông, tuy nhiên nhìn chung cũng hòa chung bầu không khí lạnh dưới 20 độ C.

Chuyên gia khí tượng, Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan (nguyên Phó phòng dự báo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ) ngoài không khí lạnh, các tỉnh Nam Bộ nhìn chung có sương mù khá nhiều và kéo dài, đến trưa vẫn còn. Tiết trời lạnh còn kéo dài đến ngày Mùng 2, 3 Tết sau đó ấm dần lên.

Nhiệt độ xuống thấp khiến nhiều người dân không chỉ ở TP.HCM mà ở các tỉnh miền Tây vốn xa lạ với áo lạnh nay phải xuýt xoa trong thích thú, cho rằng thời tiết như ở Đà Lạt.

"Nguyên nhân có hiện tượng này là do không khí lạnh sau khi ảnh hưởng các tỉnh miền Bắc lan xuống phía Nam", Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan cho biết thêm.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần