Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cán bộ bị “xóa tư cách” có bị tước bỏ quyền lợi vật chất đã hưởng?

Kinhtedothi- Chiều nay, 10/6, Quốc hội thảo luận về Dự án Luật Cán bộ, công chức, viên chức sửa đổi. Vấn đề xử lý cán bộ đã nghỉ hưu mắc sai phạm trong thời điểm đang công tác nhận được sự quan tâm của nhiều ĐB.
Theo Dự Luật, cán bộ, công chức, viên chức sau khi nghỉ việc hoặc nghỉ hưu mới phát hiện có hành vi vi phạm trong thời gian công tác thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm tại thời điểm có hành vi vi phạm. Dự Luật giao Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
Quy định này nhận được sự tán thành của nhiều ĐB, bởi có tác dụng răn đe, đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công chức khi đang công tác, tránh việc tư duy nhiệm kỳ. Tuy nhiên, các ý kiến cũng đề nghị quy định rõ hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách chức vụ đi kèm theo hậu quả nào.
 Toàn cảnh phiên họp. Ảnh:quochoi.vn
Theo ĐB Mong Văn Tình (đoàn Nghệ An) cho rằng, xử lý cán bộ công chức sau nghỉ hưu, trong đó có việc xóa tư cách chức vụ của người đó trong thời gian đảm nhiệm chỉ là “xóa cái danh” vì việc kỷ luật cán bộ, công chức đã về hưu thực chất là xử lý hồi tố. Quan trọng hơn là các chế độ, chính sách kèm theo chức danh đó như hệ số phụ cấp, thưởng. Vì thực tế khi đang đương chức cán bộ, công chức đó đã được hưởng chế độ lương, phụ cấp kèm theo. “Vậy xóa tư cách chức vụ có truy thu đối với các khoản phụ cấp kèm theo hay không?”- ĐB nêu vấn đề. Đồng thời cho rằng, nếu luật hóa việc xóa tư cách cán bộ, công chức thì cũng đồng nghĩa với những quyết định, văn bản của cán bộ, công chức đó ký cũng không còn có hiệu lực vậy chúng ta sẽ xử lý vấn đề này thế nào. Do đó khi xóa tư cách chức vụ cần xử lý đầy đủ các chế độ, chính sách mà cán bộ, công chức được hưởng khi họ bị xóa tư cách chức vụ đảm nhiệm tại thời điểm vi phạm.
Theo ĐB Triệu Thị Huyền (đoàn Yên Bái) quy định xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ việc hoặc nghỉ hưu cần cân nhắc thời gian xử lý, hình thức xử lý với trách nhiệm hành chính, hình sự đối với vi phạm và giải quyết hậu quả pháp lý của việc xử lý kỷ luật. Bởi ĐB nhìn nhận, với cán bộ đã nghỉ việc nghỉ hưu mới phát hiện vi phạm trong quá trình công tác thì ngoài hình thức kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, xóa tư cách, thì trong luật nên quy định thêm hình thức như cắt, tước bỏ các quyền lợi về chính trị, vật chất mà cán bộ, công chức vẫn đang được hưởng thì tác dụng của việc răn đe sẽ thiết thực hơn.
 Đại biểu Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum). Ảnh: quochoi.vn
Cùng chung quan điểm, cho rằng “việc xử lý cán bộ đã nghỉ hưu mắc sai phạm trong thời điểm đang công tác là mang tính răn đe, nhằm đề cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ khi đang công tác, tránh việc tư duy nhiệm kỳ”, song ĐB Phạm Văn Hòa (đoàn Đồng Tháp) cho rằng việc xử lý cán bộ cần tách bạch cho rõ ràng. Như việc xóa tư cách của người đã nghỉ hưu mắc sai phạm khi trong thời điểm đang công tác, vậy những văn bản, quyết định mà người đó ký trong lúc đang đương chức vậy những văn bản đó có giá trị pháp lý hay không? và Bộ Nội vụ cần làm rõ về vấn đề trên.
Theo ĐB Trần Thị Hằng (đoàn Bắc Ninh), việc xử lý kỷ luật cán bộ đã nghỉ hưu được dư luận đồng tình cao, có tác dụng răn đe vì tác động đến tâm lý của cán bộ, công chức. Tuy nhiên việc xử lý kỷ luật cán bộ, công chức về hưu với hình thức xóa tư cách thì chưa phù hợp lắm khi cán bộ, công chức đã về hưu. Chưa kể chỉ xóa tư cách với người có chức vụ, còn đối với công chức thường thì không có gì để mà xóa”.
Về tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ, công chức, ĐB Trần Thị Hằng (đoàn Bắc Ninh) cho rằng, việc kiểm định đầu vào công chức chưa hợp lý, do đó cần nguyên tắc kiểm định chất lượng đầu vào, đầu ra. Vì vậy cần có điều kiện tiêu chí để làm rõ kiểm định chất lượng  đầu vào công chức như thế nào? chất lượng ra sao?.
Trong khi đó ĐB Tô Văn Tám (đoàn Kon Tum) cho rằng, hiện có 0,59% công chức, và 0,38% viên chức không hoàn thành nhiệm vụ. Cử tri nghi ngờ về đánh giá trên khi Thủ tướng lúc đang còn là Phó Thủ tướng đã từng nói 30% cán bộ sáng cắp ô đi, tối cắp ô về. Cho nên việc đánh giá cán bộ hiện nay còn hạn chế chung chung trong khi hiện nay chưa nói đến phương pháp đánh giá chuẩn xác cán bộ. Do đó phương pháp đánh giá cán bộ cần dựa trên điều tra, thăm dò ý kiến nhân dân. 
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

Công an phường Hải Châu: Phát huy vai trò nòng cốt, giữ vững an ninh tại trung tâm thành phố

12 Jul, 10:01 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, Đảng bộ Công an phường Hải Châu (Đà Nẵng) tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây là Đại hội đầu tiên kể từ khi Đảng bộ được thành lập trên cơ sở sáp nhập 5 Chi bộ Công an các phường: Hải Châu 1, Phước Ninh, Thạch Thang, Thuận Phước và Thanh Bình, theo mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

Hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ tại Nghĩa trang liệt sĩ Vị Xuyên

12 Jul, 04:31 PM

Kinhtedothi - Ngày 12/7, nhân dịp Kỷ niệm 78 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2025), tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên, UBND tỉnh Tuyên Quang tổ chức Lễ hoàn thành công trình cải tạo, nâng cấp mộ liệt sĩ Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Vị Xuyên và tặng quà người có công với cách mạng.

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

An ninh nhân dân - Lá chắn thép giữ vững bình yên Tổ quốc

12 Jul, 09:53 AM

Kinhtedothi - Trải qua 79 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, lực lượng An ninh nhân dân luôn là thanh kiếm sắc bén, lá chắn vững chắc của Đảng, Nhà nước và Nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

Tỉnh Hưng Yên: bước chuyển mạnh mẽ từ hợp nhất hành chính

12 Jul, 09:51 AM

Kinhtedothi - Ngày 1/7/2025, hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình chính thức hợp nhất, mở ra một chương phát triển mới cho vùng đất giàu truyền thống lịch sử và cách mạng. Với tên gọi chung là tỉnh Hưng Yên, địa phương này đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2035, hướng tới một không gian phát triển bền vững, hiện đại và thông minh.

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

Sôi nổi Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc tại Ninh Bình

11 Jul, 11:10 PM

Kinhtedothi - Chiều 11/7, tại xã Phát Diệm, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Bình tổ chức Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, chào mừng 80 năm Ngày truyền thống Công an Nhân dân và 20 năm Ngày hội Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ