[Cán bộ "đường lối" trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số] Bài 1: Người cán bộ nặng lòng với Khánh Thượng
-
Phát triển Đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Không vì số lượng mà bỏ qua chất lượng
- Phát triển đảng trong doanh nghiệp ngoài Nhà nước: Hiệu quả từ sự sâu sát từng cơ sở
- Phát triển Đảng tại các doanh nghiệp ngoài Nhà nước tại Hà Nội: Hiệu quả từ sự chủ động, sáng tạo
- Đồng bào dân tộc, các tôn giáo luôn đồng hành cùng Thủ đô
- Sẻ chia với đồng bào dân tộc
Bài 1: Người cán bộ nặng lòng với Khánh Thượng
Nhiều năm gắn bó với xã Khánh Thượng (huyện Ba Vì, Hà Nội), ông Nguyễn Chí Thủy - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã đã chứng kiến biết bao sự đổi thay của đất và người nơi đây. Người cán bộ của Đảng ở cơ sở ấy vẫn ngày ngày bám đất, bám dân để đưa đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến đồng bào dân tộc...
Ông Nguyễn Chí Thủy - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Khánh Thượng. |
Trăn trở giải pháp thoát nghèo
Tuổi đời ngoài 40, ông Nguyễn Chí Thủy đã gắn bó với Khánh Thượng ở nhiều vị trí, cương vị khác nhau. Người đảng viên dân tộc Mường hiểu rõ cuộc sống của bà con nơi đây như từng bước đi, hơi thở của mình. Đã không biết bao đêm, ông trằn trọc, trăn trở khi thấy cuộc sống của bà con nhân dân vẫn còn nghèo, nhiều khó khăn so với mặt bằng chung của huyện, mặc dù được Nhà nước đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội.
Ông Thủy chia sẻ: "Cuộc sống của bà con nhân dân nơi đây còn nhiều khó khăn khi chỉ trông chờ vào việc làm nông nghiệp. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt gần 20 triệu đồng/người/năm, thuộc nhóm các địa phương có thu nhập thấp nhất toàn TP. Tỉ lệ hộ nghèo trong xã là 6,47%. Đây cũng là một trong những tiêu chí xây dựng nông thôn mới mà xã Khánh Thượng chưa đạt".
Ông hiểu rằng, địa hình không bằng phẳng khiến sản xuất nông nghiệp của đồng bào dân tộc (chủ yếu là đồng bào dân tộc Mường) rất khó khăn; trong khi 81% lao động toàn xã trông vào nguồn thu từ canh tác nông nghiệp. Diện tích sản xuất nông nghiệp hàng năm của xã Khánh Thượng là trên 600ha, trong đó, chiếm 70% là diện tích lúa và rong giềng. Bên cạnh đó, người dân còn tham gia phát triển chăn nuôi với tổng đàn gia súc khoảng 8.000 con, gia cầm trên 56.000 con...
"Nông nghiệp không hẳn là thế mạnh, trong khi sự phát triển các loại hình kinh tế khác cũng không thực sự sôi động. Toàn xã chỉ có 7 doanh nghiệp và 1 hợp tác xã, cùng 197 hộ kinh doanh cá thể. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp chủ yếu là chế biến rong giềng, tinh bột sắn, đồ gỗ...", ông Thủy trăn trở.
Bám dân, gần dân
Nếu không thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nhân dân khó có thể thoát nghèo - Phó Bí thư Đảng ủy xã Khánh Thượng chia sẻ. Ông Thủy đã cùng với Thường trực Đảng ủy xã Khánh Thượng bàn bạc, đưa ra nhiều giải pháp để khuyến khích kinh tế tư nhân phát triển, tạo điều kiện thuận lợi giúp bà con nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Nhờ sự quan tâm, khuyến khích của Đảng ủy xã Khánh Thượng, nhiều mô hình kinh tế ở địa phương đã phát triển. Tiêu biểu có thể kể đến mô hình trồng cam của gia đình anh Đặng Quang Quý - chị Đinh Thị Hạnh ở thôn Gò Đá Chẹ, mô hình nuôi trâu, nuôi lợn, phát triển nghề dịch vụ của một số hộ dân khác trong xã.
Anh Đặng Quang Quý (thôn Gò Đá Chẹ, xã Khánh Thượng) chăm sóc vườn cam của gia đình. |
Để có được thành quả đó là nhờ công sức không nhỏ của ông Thủy cùng Đảng ủy xã Khánh Thượng. Xã đã liên hệ phối hợp với các đơn vị tổ chức nhiều buổi tập huấn về trồng trọt, chăn nuôi cho nhân dân. Từ năm 2015 đến nay, mỗi năm, xã Khánh Thượng mở được từ 3 đến 6 lớp tập huấn về trồng trọt và chăn nuôi. Đã có hơn 400 người dân được đào tạo sơ cấp về nghề. Đặc biệt, đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã được học nghề miễn phí.
Không chỉ nỗ lực giúp bà con dân tộc Mường phát triển kinh tế, giảm nghèo, ông Thủy còn sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước đến gần hơn với đảng viên và quần chúng nhân dân. Ông Thủy luôn tích cực tham mưu giúp Đảng ủy xã Khánh Thượng nâng cao tỉ lệ cán bộ đảng viên học tập, quán triệt nghị quyết của Đảng. Việc chấp hành chế độ sinh hoạt của cấp ủy được thực hiện nghiêm túc.
Anh Đinh Công Giang (sinh năm 1981) Phó Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đồng Sống là 1 trong số 4 cán bộ làm công tác đảng trẻ nhất ở xã Khánh Thượng. Anh vẫn nhớ như in những ngày đầu tiếp nhận công việc với không ít khó khăn, bỡ ngỡ. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức chính trị trong đồng bào dân tộc thiểu số.
Giữa khó khăn ấy, anh đã nhận được sự giúp đỡ tận tình, trách nhiệm của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Nguyễn Chí Thủy. Anh Giang chia sẻ: "Đồng chí Thủy thường xuyên tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ để nắm bắt tình hình, từ đó có những định hướng đúng đắn, kịp thời giúp tôi nhanh chóng bắt quen với công việc. Đồng chí cũng là một đảng viên rất gương mẫu, một tấm gương sáng để chúng tôi học tập, noi theo".
Tâm huyết, trách nhiệm với công việc, tận tụy với nhân dân, ông Nguyễn Chí Thủy nhận được sự tín nhiệm, tin tưởng của đồng nghiệp, yêu mến của nhân dân.
Trong cuộc sống cũng như công việc, ông Thủy luôn tích cực cầu thị, lắng nghe để tự hoàn thiện mình. Dù điều kiện làm việc ở một xã miền núi xa xôi của TP Hà Nội còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng ông chưa bao giờ nản lòng. Ông chia sẻ: "Niềm vui lớn nhất của tôi là thấy được sự tin tưởng, yêu mến bà con nhân dân, xúc động khi thấy bao con người tâm huyết say mê với công tác dân vận ở cấp cơ sở. Tôi thấy mình cần phải cố gắng hơn, nỗ lực hơn để góp sức cùng Đảng bộ xã Khánh Thượng và bà con nhân dân xây dựng địa phương ngày càng phát triển hơn, để mỗi khi về đến Khánh Thượng, chỉ còn là niềm tự hào, hạnh phúc của diện mạo Thủ đô mở rộng...".
Ông Thủy cho biết: "Đảng bộ xã Khánh Thượng có 19 chi bộ, với 364 đảng viên, trong đó có 233 đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Công tác kết nạp đảng viên mới hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu được giao. Đồng bào dân tộc đều có nhận thức chính trị tốt. Rất nhiều trong số đó có ý thức phấn đấu và mong muốn được đứng trong hàng ngũ của Đảng. Đảng ủy xã Khánh Thượng cũng luôn chú trọng đến chất lượng đảng viên. Quần chúng được lựa chọn kết nạp đảng phải là quần chúng thực sự ưu tú, có phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín trong cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số để trở thành "cánh tay nối dài" của Đảng". |
(còn nữa)
-
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Đồng bộ nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường
Kinhtedothi - Hà Nội sẽ tiến tới xóa bỏ bếp than tổ ong, đưa các nhà máy xử lý rác thải bằng công nghệ đốt vào sử dụn...XEM THÊM -
Đại biểu 18 nước tham dự Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần 7 tại Đà Nẵng
Kinhtedothi - Sáng 6/12, Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng lần thứ 7 (EAMF-7) do Bộ Ngoại giao Việt Nam tổ chức chính thức ...XEM THÊM -
Xây dựng nền hành chính “lấy công dân làm trung tâm”
kinhtedothi-Theo TS. Nguyễn Tiến Dĩnh - nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ, chỉ khi Chính phủ là Chính phủ mở, công dân dễ t...XEM THÊM -
Hà Nội tăng cường hợp tác với Thụy Điển
Kinhtedothi - Chiều 6/12, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có buổi tiếp bà Ann Mawe, Đại sứ Đặc mệnh toàn ...XEM THÊM -
Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng: Thực hiện nghiệm quy định về xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí
Kinhtedothi- Sáng 6/12, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan T.Ư, Báo Nhân dân, Đài Truy...XEM THÊM -
Đề xuất mở đường bay thẳng Việt Nam - Mông Cổ
Kinhtedothi - Trong khuôn khổ kỳ họp lần thứ 17 Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Mông Cổ về hợp tác thương mại, kinh ...XEM THÊM
-
Khẳng định trách nhiệm
Kinhtedothi - Thẳng thắn, trách nhiệm và đi đến cùng vấn đề, tinh thần ấy đang thể hiện khá rõ ở phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 11, HĐND TP Khóa XV diễn ra hôm qua. Các vấn đề được chất vấn, tái chấ...06-12-2019 08:08
-
Ngăn chặn biến tướng, trá hình trong cơ sở kinh doanh karaoke, quán bar
Kinhtedothi - Chiều 5/12, tại kỳ họp lần thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV, trong phiên chất vấn nhóm vấn đề về công tác an ninh trật tự, an toàn xã hội, các đại biểu đề xuất, cần phải ngăn chặn biến t...05-12-2019 20:10
-
Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV: Đại biểu tin tưởng các vấn đề chất vấn sẽ triển khai hiệu quả trong thực tiễn
Kinhtedothi-Trao đổi bên lề Kỳ họp thứ 11 HĐND Thành phố Hà Nội khóa XV, các đại biểu HĐND Thành phố bày tỏ tin tưởng, với các cơ chế chính sách và đặc biệt là sự theo dõi sát sao của cử tri cũng n...05-12-2019 20:09
-
Chính thức khởi công Dự án xử lý ô nhiễm dioxin tại sân bay Biên Hòa
Kinhtedothi - Ngày 5/12, tại sân bay Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai), Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, lãnh đạo Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành Trung ương, địa phư...05-12-2019 19:43
-
Chủ tịch HĐND TP Hà Nội: Kỳ họp thứ 11 đã thành công, có nhiều đổi mới
Kinhtedothi-Phát biểu tại phiên bế mạc Kỳ họp thứ 11 HĐND TP Hà Nội khóa XV diễn ra chiều nay (5/12), Chủ tịch HĐND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định: Sau 3 ngày làm việc tích cực, trách nhiệm, Kỳ...05-12-2019 18:58
- Nhiễu loạn thông tin về người "ăn xin mặt đen", đa phần chỉ để câu like
- Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung: Đồng bộ nhiều giải pháp giảm ô nhiễm môi trường
- Đại biểu 18 nước tham dự Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng lần 7 tại Đà Nẵng
- Vụ tai nạn nghiêm trọng tại hầm chui Thanh Xuân: Lái xe tải là người Hàn Quốc
- Hà Nội: Quán bún chả cháy dữ dội trên phố Hoàng Cầu
- Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư Võ Văn Thưởng: Thực hiện nghiệm quy định về xây dựng Đảng trong cơ quan báo chí
- Nhà xuất bản chi thù lao cho lãnh đạo Sở GD&ĐT: Không có căn cứ chi tiền
- Vì sao Condotel sẽ tiếp tục bùng nổ?
- Giá trị giao dịch cổ phiếu niêm yết tháng 11 trên HNX đạt hơn 300 tỷ đồng/phiên