Cận cảnh ngôi biệt thự "bí ẩn" của Bảo Đại tặng người tình tại TP Đà Lạt

HUY CHƯƠNG
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Ngôi biệt thự đá mà cựu hoàng Bảo Đại mua tặng cho thứ phi Phi Ánh được đánh giá có kiến trúc độc đáo riêng biệt, mà 170 căn biệt thự cổ trên địa bàn TP Đà Lạt không có được.

 

Tọa lạc tại địa chỉ 1A – 1B đường Quang Trung, phường 9, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) ngôi biệt thự cổ xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha), có nhiều điểm khác biệt so với hàng trăm ngôi biệt thự kiến trúc Pháp ở Đà Lạt. Biệt thự có rất nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường nhà và cửa ra vào đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập… với nhiều kích cỡ khác nhau. Tường được xây bằng đá dày 60 - 80 cm, các lò sưởi trong nhà trang trí công phu bằng những đường nét độc đáo.

Chủ sở hữu đầu tiên của ngôi biệt thự này thuộc về một viên công chức người Pháp làm việc tại Đà Lạt. Đến năm 1940, vua Bảo Đại mua lại để tặng cho thứ phi Phi Ánh.

Ngôi biệt thự được xây dựng vào năm 1928, mô phỏng kiến trúc xứ Basque (Tây Ban Nha).

Sau năm 1975, biệt thự Phi Ánh chuyên thành nhà hộ sinh và sau đó làm “chung cư” cho khoảng chục hộ sinh sống. Cách đây gần 10 năm, tỉnh Lâm Đồng cho một công ty thuê để kinh doanh nhà hàng nên ngôi biệt thự được trùng tu đúng với nguyên trạng. Đến nay, căn biệt thự trở thành điểm thu hút khách du lịch khi tới TP Đà Lạt.

 Chủ sở hữu đầu tiên của căn biệt thự là một công chức người Pháp có quê gốc ở xứ Basque (Tây Ban Nha), vì vậy căn biệt thự có nhiều cửa sổ nhỏ xung quanh tường với đủ kích thước và hình dạng vuông, tròn, chữ nhật, vòm cung, chữ thập... 
 Tường được xây dày 60-80 cm. Vật liệu chính để xây biệt thự là đá granite nên màu sắc chủ đạo của công trình cũng mang sắc màu này.
 Căn biệt thự có lối kiến trúc phương Tây, nhưng lại có những họa tiết, phù điêu mang đậm nét đặc trưng văn hóa phương Đông như hoa sen, cô gái Chăm, đầu chim... 
Dường như chủ nhân đầu tiên của ngôi biệt thự là người am hiểu và đam mê văn hóa phương Đông.
 Bức phù điêu cô gái Chăm cao khoảng 1,5m, đầu đội mũ vàng hình 3 ngọn tháp Chăm, chân quấn 3 vòng vàng còn nguyên vẹn, được đắp nổi ở phần tường vòm và gần cửa chính. Đây được coi là điều bí ẩn của biệt thự Phi Ánh.
 
 Từ khuy núm cửa, đến giá đèn tường vẫn còn được lưu giữ nguyên bản nhập từ bên Pháp về từ năm 1928 đến nay.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần