Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Căng thẳng Mỹ - Iran leo thang tiếp tục đẩy giá dầu tăng cao

Kinhtedothi - Giá “vàng đen” tăng lên mức hơn 64 USD/thùng trong ngày 9/7 do thị trường gia tăng lo ngại nguồn cung dầu tại Trung Đông có thể bị gián đoạn.
Thị trường dầu mỏ giao dịch khởi sắc trong phiên 9/7 trong bối cảnh nguồn cung của Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) sụt giảm và căng thẳng chính trị ở Trung Đông làm mờ tác động tiêu cực đối với triển vọng nhu cầu do cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung kéo dài.
OPEC và các đồng minh, dẫn đầu là Nga, trong tuần trước đã đồng ý gia hạn thỏa thuận cắt giảm nguồn cung khoảng 1, 2 triệu thùng dầu/ngày đến tháng 3/2020.
Giá dầu Brent đã leo dốc gần 20% kể từ đầu năm đến nay nhờ được hỗ trợ bởi thỏa thuận cắt giảm sản xuất dầu mỏ và lo ngại nguồn cung bị gián đoạn do căng thẳng ở Trung Đông, đặc biệt chương trình hạt nhân của Iran.
Trong phiên này, giá dầu Brent tăng 38 xu Mỹ, lên mức 64,49 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu ngọt nhẹ WTI của Mỹ cộng 20 xu  Mỹ lên 57,86 USD/thùng.
Nhà phân tích Tamas Varga của PVM nhận xét: “OPEC và các đồng minh đang nỗ lực hết mình để hỗ trợ thị trường dầu mỏ. Giá dầu sẽ giữ ổn định trong những tháng tới hoặc trong trường hợp biến động, giá mặt hàng này cũng không lao dốc quá mạnh”.
 Giá dầu đi lên trong phiên 9/7.
ăng thẳng giữa Iran và Mỹ leo thang mạnh trong thời gian gần đây, thậm chí đẩy hai nước sát đến một cuộc xung đột quan sự. Tháng trước, Tổng thống Donald Trump đã ngừng các cuộc không kích vào phút cuối để trả đũa việc Iran bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ.
Người phát ngôn Tổ chức Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Behrouz Kamalvandi xác nhận cấp độ làm giàu urani của nước này đã cao hơn mức 4,5% vào ngày 8/7, vượt xa mức quy định của Thỏa thuận Hạt nhân Iran, còn được gọi là Kế hoạch Hành động toàn diện chung (JCPOA).
Cùng với việc tuyên bố nâng mức làm giàu urani, Iran cũng đe dọa sẽ từ bỏ thêm các cam kết theo JCPOA, qua đó nâng mức làm giàu urani lên 5%, nhằm mục đích sản xuất nhiên liệu cho các nhà máy điện. 
JCPOA đứng trước nguy cơ đổ vỡ sau khi khi hồi tháng 5/2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đơn phương tuyên bố rút khỏi thỏa thuận này và áp đặt các lệnh trừng phạt kinh tế chống Iran trong lĩnh vực xuất khẩu dầu mỏ. Chính quyền Washington cho rằng cần phải đàm phán lại về các điều khoản của JCPOA.
Về phần mình, Iran khẳng định không tái đàm phán JCPOA để đổi lấy việc dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt mới theo yêu cầu của Mỹ. Chính phủ Iran hôm 8/7 đã đe dọa sẽ tái khởi động các máy ly tâm và tăng cường làm giàu urani ở cấp độ tinh khiết 20%.
Theo các nhà phân tích, căng thẳng chính trị gần đây ở Trung Đông và việc tàu chở dầu của Iran bị bắt giữ ở eo biển Gibraltar, vùng lãnh thổ thuộc Anh, cũng góp phần hỗ trợ cho giá dầu trong những phiên vừa qua.
Bên cạnh đó, giá “vàng đen” trong phiên này cũng được sự hỗ trợ từ các báo cáo nhận định lượng dầu tồn kho của Mỹ sẽ sụt giảm mạnh.
Các kho dự trữ dầu thô của Mỹ được dự báo sẽ giảm 3,6 triệu thùng, ghi nhận tuần giảm thứ 4 liên tiếp.
Tuy nhiên, những lo ngại xung quanh nhu cầu năng lượng vẫn chưa chấm dứt khi cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc  đang đe dọa triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Hai quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới sẽ bắt đầu nối lại các cuộc đàm phán thương mại trong tuần này nhằm đạt một thỏa thuận giúp chấm dứt xung đột thương mại kéo dài hơn 1 năm qua, song có rất ít dấu hiệu cho thấy hai bên sẽ sớm thu hẹp được sự khác biệt./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
"Gã khổng lồ" Nvidia vẫn quyết bán chip AI cho Trung Quốc

"Gã khổng lồ" Nvidia vẫn quyết bán chip AI cho Trung Quốc

16 Jul, 07:25 AM

Kinhtedothi - Gã khổng lồ sản xuất chip Mỹ Nvidia cho biết có kế hoạch nối lại việc bán chip trí tuệ nhân tạo cho Trung Quốc - sản phẩm đang trở thành một phần trong cuộc đua toàn cầu giữa các nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

Nguy cơ giảm phát đe dọa Đông Nam Á

09 Jul, 04:08 PM

Kinhtedothi - Tỷ lệ lạm phát giảm tại một số quốc gia Đông Nam Á đang làm dấy lên những lo ngại về khả năng suy yếu của nhu cầu tiêu dùng. Điều này diễn ra trong bối cảnh các nền kinh tế trong khu vực tiếp tục chịu ảnh hưởng từ chính sách thuế quan thương mại của Mỹ và sự cạnh tranh với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

Hai đồng minh "ruột" nao núng trước chính sách thuế từ Mỹ

09 Jul, 07:56 AM

Kinhtedothi - Nhật Bản và Hàn Quốc, những đồng minh an ninh thân cận nhất của Mỹ tại Châu Á hôm 8/7 đã đối diện với mức thuế đe dọa cao hơn đối với hàng hóa vào Mỹ, trong khi đó Tổng thống Donald Trump cũng gia hạn khung thời gian để thực hiện các thỏa thuận.

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ