Cảnh chùa Quán Sứ

Bài và ảnh: Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chùa Quán Sứ (số 73, phố Quán Sứ, Hà Nội) là một phần không thể thiếu của hồn thiêng Hà Nội.

 Chùa Quán Sứ tọa lạc tại số 73, phố Quán Sứ, Hà Nội.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội.
 Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15. Tam quan chùa kiểu ba tầng mái, chính giữa là lầu chuông.
Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập.
    1. Rồng vân mây hai bên bậc thềm đi lên Chính điện.
Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long.
 Chính điện chùa Quán Sứ.
Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu tích khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa vẫn tồn tại.
 Điện Phật được bài trí trang nghiêm.
Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc.
  1. Các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy.
Chính nơi đây vào ngày 13/5/1951, lần đầu tiên lá cờ Phật giáo thế giới do Thượng tọa Tố Liên mang về từ Colombo đã xuất hiện trên bầu trời Hà Nội.
 Hành lang quanh Chính điện. 
Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Vào giữa thế kỷ 20 chùa trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.
 Gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.
Tam quan chùa kiểu ba tầng mái, chính giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chính điện, hình vuông, có hành lang bao quanh. Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy.
  1. Gian bên Phải thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với 2 thị giả.
Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng.
  1. Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi.
Gian bên phải Chính điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình. Gian Quan âm chùa Quán Sứ trưng bày pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.
  1. Pho tượng hoà thượng Thích Thanh Tứ tại gian Quan âm chùa Quán Sứ.
Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi. Nơi đây từng là trụ sở báo Đuốc Tuệ. Hiện nay, chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).
 Chùa Quán Sứ là một trong những điểm du lịch được yêu thích nhất của Thủ đô Hà Nội.
Chùa Quán Sứ hiện là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn của Thủ đô Hà Nội.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần