Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Cắt giảm "giấy phép con"

Kinhtedothi - Văn bằng, chứng chỉ không thực sự cần thiết cho vị trí việc làm sẽ không còn là gánh nặng đối với cán bộ, công chức nữa. Đó là thông tin được nhiều người quan tâm khi Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trước Quốc hội. Theo đó, trong quá trình ban hành các quy định liên quan, Bộ Nội vụ đã và đang tập trung xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch, thăng hạng viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ.
 Ảnh minh họa
Vấn đề quy định về văn bằng, chứng chỉ với công chức, viên chức đã từng được các ĐB Quốc hội nhận định chính là những “giấy phép con” trong công tác cán bộ. Thực tế, những yêu cầu về văn bằng, chứng chỉ là cần thiết để chuẩn hóa đội ngũ cán bộ. Trong đó, với nhiều ngành nghề, những yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học, bằng cấp... là cơ bản và cần thiết. Tuy nhiên, vấn đề là phải thực chất và có xem xét một số đặc thù hoặc ở những lĩnh vực cá biệt. Điều quan trọng là từng chuyên môn, ngành nghề, lĩnh vực, đối tượng, độ tuổi phải được quy định những loại văn bằng chứng chỉ một cách hợp lý, tránh việc vẽ ra các loại chứng chỉ chỉ để cho có.

Có một thực tế lâu nay, để cho đủ điều kiện về mặt hồ sơ, nhiều cán bộ vừa làm việc, vừa dành thời gian đi học chứng chỉ một cách đối phó... nên chất lượng chứng chỉ không thực chất. Bản thân người học cũng không để tâm học, bởi dù có học nhưng học xong không dùng đến, không mang lại lợi ích cho công việc. Suy cho cùng, việc học đó không dùng vào việc gì, chỉ để làm đẹp hồ sơ. Như có ý kiến nhận định, người hưởng lợi là một số trung tâm đào tạo cấp văn bằng chứng chỉ.

Rất mừng rằng, trước nghị trường, câu hỏi đến bao giờ việc này sẽ được bỏ, để không còn tình trạng thi nhau đi học các chứng chỉ ngoại ngữ cho đủ tiêu chuẩn thăng hạng, nâng ngạch đã có lời giải. Như Bộ trưởng Bộ Nội vụ thông tin, trong quá trình tổ chức triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức, các nghị định của Thủ tướng Chính phủ đã tập trung cho vấn đề xem xét giảm bớt các thủ tục trong việc tuyển dụng, quản lý, thi nâng ngạch, thăng hạng viên chức, kể cả quá trình bổ nhiệm cán bộ. Như quy định là đối với những trường hợp khi tốt nghiệp các bằng chuyên môn đã chuẩn về đầu ra ngoại ngữ, tin học theo quy định của Bộ GD&ĐT (ví dụ như ngoại ngữ thuộc trình độ bậc 3) thì không cần phải yêu cầu có chứng chỉ ngoại ngữ nữa. Trong nghị định cũng giao cho các Bộ quản lý chuyên ngành có quy định về trình độ tin học và ngoại ngữ theo từng vị trí việc làm.

Về việc tiến tới bỏ các quy định về chứng chỉ ngoại ngữ, tin học trong vấn đề tuyển dụng, nâng ngạch công chức và thăng hạng viên chức, theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ đang phối hợp với các bộ, ngành sửa đổi các tiêu chí, sẽ không yêu cầu chứng chỉ nữa, mà chỉ quy định về năng lực sử dụng thể hiện trong các kỳ thi, kiểm tra trên máy vi tính.

Trong thời gia qua, một số Bộ cũng có những quy định sửa đổi, bãi bỏ một số quy định liên quan đến chứng chỉ tin học, ngoại ngữ trong tiêu chuẩn đào tạo và bồi dưỡng. Đây thực sự là tín hiệu rất đáng mừng. Hy vọng rằng, từ quy định chung và sự vào cuộc tích cực của Bộ Nội vụ, các bộ, ngành cũng sẽ nhanh chóng hơn trong việc chỉ yêu cầu bằng cấp chuyên môn phù hợp vị trí việc làm. Chắc chắn, việc nhanh chóng cắt giảm những chứng chỉ phiền hà trong công tác cán bộ sẽ mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn.

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

Phú Thọ: tập trung tháo gỡ vướng mắc về thủ tục hành chính sau hợp nhất 3 tỉnh

11 Jul, 01:18 PM

Kinhtedothi - Sau sắp xếp đơn vị hành chính, hệ thống chính quyền hai cấp tại tỉnh Phú Thọ bước đầu vận hành ổn định, thực tế triển khai các thủ tục hành chính (TTHC) tại cơ sở vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần sớm được tháo gỡ để bảo đảm phục vụ người dân, doanh nghiệp một cách hiệu quả, thông suốt.

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hà Nội: đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, nâng cao hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp

10 Jul, 09:24 AM

Kinhtedothi-Trong 5 năm qua, TP Hà Nội tập trung đẩy mạnh thực hiện phân cấp, ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) với phương châm “cấp nào sát cơ sở, sát Nhân dân nhất thì giao cấp đó giải quyết, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực”.

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

Vận hành chính quyền hai cấp: bước đột phá từ cuộc sáp nhập lịch sử

10 Jul, 08:22 AM

Kinhtedothi - Cuộc sáp nhập Quảng Nam - Đà Nẵng, diễn ra vào thời điểm Đảng ta đang quyết liệt thực hiện tinh gọn bộ máy, đã mở ra một chương mới trong tổ chức bộ máy hành chính quốc gia. Chỉ sau chưa đầy 10 ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp, thành phố Đà Nẵng mới đã chứng minh được tính đúng đắn, cấp thiết và hiệu quả thực tiễn của chủ trương lớn này.

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TP Hồ Chí Minh: người dân cảm nhận rõ sự tích cực sau những ngày đầu vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

09 Jul, 06:57 PM

Kinhtedothi - Gần 10 ngày sau sáp nhập địa giới hành chính và chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp, các xã, phường mới tại TP Hồ Chí Minh đã bước đầu hoạt động ổn định. Công tác giải quyết thủ tục hành chính diễn ra thông suốt, người dân bày tỏ sự hài lòng và tin tưởng vào mô hình chính quyền mới.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ