Cầu Thăng Long - công trình thế kỷ
Kinhtedothi - Cận Tết Tân Sửu 2021, cầu Thăng Long đã chính thức được thông xe trở lại sau nhiều tháng “đại tu”. 36 năm vận hành, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, cây cầu thế kỷ thể hiện tình hữu nghị Việt - Xô ngày càng khẳng định rõ vai trò, tầm quan trọng trong giao thông của Thủ đô.
Tin liên quan
-
Sẽ lắp dải phân cách dẻo trên cầu Thăng Long để ngăn xe quay đầu
- Cầu Thăng Long vừa thông xe đã tắc do nhiều xe quay đầu ở giữa cầu
- Cầu Thăng Long chính thức thông xe, kết nối hoàn chỉnh đường Vành đai 3
- Khôi phục lộ trình 16 tuyến xe buýt ngay sau lễ thông xe cầu Thăng Long
- Chốt thời điểm thông xe cầu Thăng Long vào ngày 7/1/2021
Trường kỳ xây dựng “giấc mơ vượt sông Hồng”
Đầu Xuân, mưa lất phất bay, dòng ô tô nườm nượp nối đuôi nhau lưu thông trên cầu Thăng Long. Mặt cầu vừa được sửa bằng công nghệ chế tạo và thi công bê tông siêu tính năng, thảm mịn nên xe chạy êm ru. Sau khi sửa chữa, cầu Thăng Long như được khoác lên mình chiếc áo mới, rộn ràng đón Xuân.Ngược dòng thời gian, ngày 9/5/1985, nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng phát xít, ở phía Tây Bắc Hà Nội, một công trình lớn được khánh thành long trọng. Đó chính là cầu Thăng Long, gồm hai tầng bắc qua sông Hồng. Tầng trên dành cho ô tô, xe máy và các loại phương tiện khác; tầng dưới dành cho đường sắt. Chiều dài cầu đường sắt hơn 5km; cầu đường bộ cho ô tô dài trên 3,1km. Tổng chiều dài của toàn bộ cầu xấp xỉ 10,7km, dài nhất trong những cây cầu tại Việt Nam lúc đó.
Ngoài chiều dài cầu, công nghệ sử dụng để xây dựng cầu Thăng Long cũng được đánh giá là hiện đại nhất vào thời điểm bấy giờ. Để hoàn thành công trình hiện đại này là cả một quá trình nhiều trắc trở, chông gai, thậm chí từng có lo ngại dự án sẽ không thể xây dựng được. Đây cũng chính là lý do khiến cầu Thăng Long vẫn đang nắm giữ kỷ lục về thời gian xây dựng dài nhất, khoảng 11 năm.
Giai đoạn đầu tiên, cây cầu được thiết kế và thi công bởi các kỹ sư Trung Quốc. Tuy nhiên, khi công trình mới thi công được khoảng 20% khối lượng, năm 1978, phía Trung Quốc đột ngột ngừng lại, cắt viện trợ và rút hết chuyên gia về nước, để lại bên sông Hồng một cây cầu dở dang.Những tưởng giấc mơ về cây cầu hiện đại nhất nước bắc qua sông Hồng thời điểm đó phải bỏ dở thì không lâu sau đó, Liên Xô quyết định vào cuộc giúp Việt Nam viết nốt câu chuyện cổ tích mang tên cầu Thăng Long. Ngày 3/11/1978, Hiệp định liên Chính phủ Việt Nam - Liên Xô được ký kết. Phía Liên Xô cung cấp cho Việt Nam các vật liệu xây dựng như sắt thép, xi măng mác cao, dầm thép, máy móc thiết bị thi công, cử chuyên gia sang làm việc.
Đến tháng 6/1979, dự án xây dựng cầu Thăng Long được tái khởi động. Và với sự giúp đỡ nhiệt thành của những người bạn Liên Xô, năm 1985, cầu Thăng Long chính thức hoàn thành và đưa vào khai thác. Công trình này không chỉ là một biểu tượng vững bền cho tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô mà còn là bằng chứng cho tầm nhìn chiến lược của Đảng và Nhà nước ta vào thời điểm đó.Tầm nhìn thế kỷGian nan, trường kỳ là thế nhưng sau khi khánh thành, cầu Thăng Long lại rơi vào tình trạng vắng vẻ do lượng người và phương tiện đi qua không nhiều. Cả một công trình kỳ vĩ bắc ngang sông Hồng vào thời điểm đó rơi vào cảnh hoang vắng, lạnh lẽo. Nguyên nhân được chỉ ra là vào thời điểm khánh thành cầu Thăng Long, phương tiện phổ biến của người dân Hà Nội cũng như các địa phương chỉ là xe đạp (xe máy rất ít và ô tô lại càng hiếm) trong khi cầu Thăng Long là công trình xây dựng kiên cố, hiện đại, phù hợp với ô tô, xe máy nên nhu cầu sử dụng cầu lúc này không lớn. Hơn nữa, phía dưới sông Hồng, gần ngay khu vực có cầu Thăng Long, bến phà Chèm vẫn đang hoạt động.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, chỉ một năm sau khi khánh thành cầu Thăng Long, năm 1986 nước ta bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện. Công cuộc đổi mới mang lại những thành quả to lớn làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của toàn quốc. Nền kinh tế phát triển, đời sống người dân được nâng cao, phương tiện cơ giới được mua sắm nhiều hơn, những chuyến bay lên xuống sân bay Nội Bài cũng ngày một lớn. Những dòng xe máy, ô tô đi qua cầu Thăng Long đến sân bay cũng ngày một dày hơn. Từ đó đến nay, trải qua 35 năm khai thác, vai trò, giá trị của cầu Thăng Long đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung càng thể hiện một cách rõ rệt.Một chi tiết khá đặc biệt trong Lễ thông xe dự án sửa chữa mặt cầu Thăng Long diễn ra hôm 7/1/2021, khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đang phát biểu đột nhiên từ phía dưới cầu phát ra tiếng ồn lớn. Sau một hồi ngỡ ngàng, mọi người mới nhận ra, âm thanh đó xuất hiện bởi một đoàn tàu đi qua cầu. Phó Thủ tướng tạm dừng phát biểu và nở nụ cười tươi. Chi tiết này càng làm nổi bật lên sự đặc biệt của cầu Thăng Long bởi đây là cây cầu duy nhất của Việt Nam đảm nhiệm nhiều vai trò, vừa là đường bộ, vừa là đường sắt, đồng thời cũng trở thành cầu nối của đường dẫn nước sạch nối liền đôi bờ sông Hồng.
Mấy chục năm qua, cây cầu này đã hoạt động hết công suất nên bề mặt mới nhiều lần xuất hiện hư hỏng xuống cấp. Vừa qua, cây cầu đã được “đại tu” bằng công nghệ hiện đại do chính những nhà khoa học “nội” của trường Đại học GTVT nghiên cứu trên cơ sở công nghệ gốc từ châu Âu. Cầu được đưa vào thông xe ngay trước thời điểm Tết Nguyên đán Tân Sửu càng có giá trị quan trọng trong thông thương, như một món quà Xuân đầy ý nghĩa.Hiện nay, đường nối lên sân bay Nội Bài đã không còn bó hẹp mỗi cầu Thăng Long nữa. Tuy nhiên, với ý nghĩa, tầm vóc quan trọng của “cây cầu hữu nghị” này, việc khai thác, bảo vệ cầu Thăng Long sẽ luôn là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Như Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã khẳng định tầm quan trọng của công trình này bằng một câu ngắn gọn nhưng súc tích: “Cầu nối Hà Nội với sân bay Nội Bài nên không thể để hư hỏng”.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Cả nước còn 369 cá thể gấu được nuôi nhốt trong các cơ sở tư nhân
Kinhtedothi - Đây là thông tin được đại diện Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) đề cập đến trong lễ ra mắt phim ngắ...XEM THÊM -
Vụ nước giếng đổi màu ở Quảng Ngãi: 3 mẫu xét nghiệm bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh
Kinhtedothi - Trong 4 mẫu nước giếng thì có 3 mẫu bị ô nhiễm chất hữu cơ và vi sinh. Cụ thể là các chỉ số Pemanganat,...XEM THÊM -
Cấm toàn bộ phương tiện trên đường vành đai 3 trên cao đoạn Mai Dịch - cầu Thăng Long
Kinhtedothi - Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa có văn bản cấp phép cho Ban Quản lý dự án Thăng Long rào chắn trên đườ...XEM THÊM -
Sớm giải tỏa vi phạm đê điều tại ngã ba sông Cầu
Kinhtedothi - Tháng 3/2021, tại khu vực ngã ba sông Cầu - sông Công thuộc địa phận xã Trung Giã (huyện Sóc Sơn) phát ...XEM THÊM -
Làng nghề và những thách thức do ô nhiễm
Kinhtedothi - Làng nghề truyền thống trên địa bàn Hà Nội đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm, mang lại nhiều giá t...XEM THÊM -
[Điểm nóng giao thông] Buông lỏng quản lý trật tự đô thị trên phố Nguyễn Văn Tuyết
Kinhtedothi - Vỉa hè bị chiếm dụng vô tội vạ khiến người đi bộ buộc phải tràn xuống lòng đường tiềm ẩn nhiều nguy cơ ...XEM THÊM
-
Thu phí tự động không dừng: Sớm xử lý dứt điểm vướng mắc
Kinhtedothi - Ngày 31/1/2020, toàn hộ 91 trạm thu phí trên toàn quốc đưa vào vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng. Dù đã nhiều tháng về đích, dự án thu phí tự động không dừng vẫn chưa thể v...22-04-2021 09:32
-
Quy hoạch phân khu đô thị H1 - 3 quận Đống Đa: Không phát triển nhà cao tầng khu vực Văn Miếu và phụ cận
Kinhtedothi - Tại đồ án quy hoạch phân khu đô thị H1 - 3 thuộc địa giới hành chính quận Đống Đa và một phần phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng đã đưa ra định hướng nghiên cứu xây dựng Đề án tổ chứ...22-04-2021 09:27
-
Thời tiết hôm nay 22/4: Bắc Bộ nắng nóng, Hà Nội cao nhất 33 độ C
Kinhtedothi - Hôm nay (22/4), khu vực Tây Bắc Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến 35 - 37 độ C, có nơi trên 37 độ C. Tại Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm có mưa vài nơi. Nhiệt độ thấp n...22-04-2021 05:57
-
TP Hồ Chí Minh: Lên kế hoạch lập vành đai hạn chế xe trên 30 chỗ vào trung tâm
Kinhtedothi - Sở Giao thông Vận tải TP Hồ Chí Minh cho biết nghiên cứu lập vành đai hạn chế xe trên 30 chỗ vào trung tâm, nhằm chấn chỉnh tình trạng "xe dù, bến cóc".21-04-2021 21:32
-
Quảng Ngãi: Tai nạn giao thông trên Quốc lộ 1, tài xế mắc kẹt trong cabin
Kinhtedothi- Hai xe tải va chạm trên Quốc lộ 1, sau đó mất lái lao thẳng vào nhà dân. Vụ tai nạn khiến 2 tài xế bị thương nặng, nhà dân bị đổ sập.21-04-2021 21:32
- Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh: Kiểm soát tốt dịch Covid-19 để phục hồi tăng trưởng kinh tế Thủ đô
- Ngăn chặn tình trạng “sốt đất”: Kiểm soát chặt điều kiện pháp lý
- Vụ bán “đất vàng” tại Sabeco: Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng phủ nhận trách nhiệm quản lý Sabeco
- Sự cố “hố tử thần” tại huyện Chương Mỹ: Sẽ khắc phục xong trước 30/4
- Cận cảnh xác máy bay B52 trong hồ Hữu Tiệp, quận Ba Đình
- Ca tử vong đầu tiên do mắc viêm não virus
- “Việt Nam, lối rẽ của một nền kinh tế”- Một cuốn sách hay
- Hà Nội: Thực hiện các biện pháp cải thiện chất lượng môi trường nước hồ Tây
- Điều thú vị về Ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất