CBRE dự báo thay đổi lớn trên thị trường bất động sản Hà Nội

Chia sẻ Zalo

KTĐT - Dù các nhà đầu tư nước ngoài thường tới TPHCM đầu tiên, nhưng họ sẽ bắt đầu chuyển hướng sang Hà Nội - đó là dự báo mà ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Cty CBRE Việt Nam, đưa ra trong cuộc hội thảo về bất động sản ngày 6/1.

KTĐT - Dù các nhà đầu tư nước ngoài thường tới TPHCM đầu tiên, nhưng họ sẽ bắt đầu chuyển hướng sang Hà Nội - đó là dự báo mà ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Cty CBRE Việt Nam, đưa ra trong cuộc hội thảo về bất động sản ngày 6/1.


Công ty tư vấn và quản lý bất động sản CBRE đã tổ chức cuộc hội thảo nhằm tổng kết thị trường năm 2009 và đưa ra những dự đoán cho thị trường năm 2010.

Cơ hội và nguy cơ

Ông Townsend ước tính, khoảng 80% nguồn tiền từ các nhà đầu tư của CBRE trong năm 2009 đến từ Hà Nội. Giám đốc CBRE cho rằng, Hà Nội không chỉ là nơi chính phủ đầu tư, thủ đô của Việt Nam còn được xem là một thành phố lớn với các cơ hội đầu tư và thị trường tốt nhất. Các toà nhà văn phòng, trong đó có của CBRE - hiện đang đặt tại thành phố Hồ Chí Minh - sẽ nhanh chóng chuyển về Hà Nội.

 

Năm 2009 là năm chứng kiến tỷ lệ lạm phát gia tăng, lãi suất tăng, trợ cấp sẵn có hạn chế và pháp luật có nhiều nét mới giúp thị trường trở nên minh bạch hơn, đặc biệt cho các nhà đầu tư nước ngoài.

 

Trong năm 2010, ông Townsend khuyên mọi người hãy “theo gót” các nhà đầu tư. “Nếu các nhà đầu tư có mặt tại đó, bạn cũng nên theo họ. Họ biết cái mà chúng ta không biết”.

 

CBRE dự báo trong năm 2010, pháp luật mới sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư nước ngoài. Các tuyến đường cao tốc và cầu sẽ mọc lên để kết nối các thành phố. Tuy nhiên, cũng có vài điều cần thận trọng. Việt Nam đang tiêu thụ trung bình 300 xe ô tô mỗi ngày trong năm 2009, trong khi trung bình chỉ một km đường được mở mỗi ngày. Các vấn đề về giao thông, ô nhiễm và tắc đường ngày càng trầm trọng. Áp lực đè lên cơ sở hạ tầng vì thế cũng gia tăng.

 

Ông Townsend cho rằng những áp lực trên sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới quyết định đầu tư bất động sản của mọi người. Ông Townsend cũng lo ngại rằng Việt Nam đang có nguy cơ thiếu nước, điện và điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới thị trường bất động sản.

 

Tuy nhiên, CBRE cũng chỉ ra rằng cơ sở hạ tầng mới cũng sẽ mở ra, từ một hải cảng mới tới các sân bay ở Đà Nẵng, Đà Lạt, Nhà Trang và các sân bay này sẽ kết nối giao thông nội địa. Nhưng điều đó đã đủ để thu hút các hãng hàng không lớn hay không thì còn phải chờ xem.

 

Thị trường “Ngôi nhà thứ hai”

 

Tổng giám đốc CBRE thừa nhận, biệt thự vẫn là mơ ước của hầu hết các gia đình nhưng ông cũng chỉ ra rằng chi phí cuộc sống trong đô thị tăng lên và kết quả là các dự án ngoại ô sẽ tăng theo. Nhu cầu về nhà chung cư sẽ rất lớn nhưng các nhà đầu tư từ Malaysia và Singapore giờ đây đã khám phá ra Hà Nội.

 

Một lĩnh khác của thị trường bất động sản sẽ được quan tâm là thị trường “ngôi nhà thứ hai”. “Chúng tôi đã không dự báo được điều này và chúng tôi đã bị bất ngờ”, ông Townsend nói. Theo CBRE, vấn đề lớn ở đây là các nhà đầu tư cuối cùng cũng nhận ra rằng những khách hàng tiềm năng cho thị trường ngôi nhà thứ hai sẽ là người Việt Nam. Người nước ngoài không phải đối tượng chính.

 

Trong lĩnh vực cửa hàng và văn phòng cho thuê, CBRE cũng nhận thấy sự thay đổi trong đó các công ty trong nước giờ đây cũng tìm những văn phòng cho thuê chất lượng giống các công ty nước ngoài.

 

Một lĩnh vực khác mà ông Townsend dự báo sẽ gia tăng về giá trị là căn hộ cho thuê. Năm 2009, chỉ 20% căn hộ bỏ trống có người thuê. CBRE dự báo tỷ lệ căn hộ được thuê vào giữa năm 2010 là 95%.

 

Lĩnh vực kinh doanh khách sạn cũng sẽ phát triển nhờ vài dự án mới đang khởi động và do khách du lịch trong nước lẫn quốc tế tăng lên.

Năm 2010, cơ sở hạ tầng đường xá sẽ phát triển, cùng với việc khai trương các sân bay và vận tải thuận tiện, thị trường bất động sản phía bắc được dự báo sẽ nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

 

Một số dự báo khác của CBRE về thị trường bất động sản Việt Nam năm 2010:

 

- Các nhà đầu tư Việt Nam sẽ chiếm ưu thế trên thị trường

- Các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tập trung vào các khu vực chưa phát triển để tránh giá đất quá cao

- Vốn đầu tư nước ngoài sẽ chậm lại nhưng tập trung vào Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh

- Các quỹ bất động sản sẽ tiếp tục hoạt động tốt

- Nguồn tài chính tư nhân sẽ chiếm ưu thế trên thị trường

- Sẽ có nhiều công ty lên sàn chứng khoán

- Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các hợp đồng cho thuê bất động sản lâu dài.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần