Chất vấn Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: 3 lần Chính phủ lỡ hẹn tăng lương

Hồ Hạ
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Đó là thông tin được ĐB Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa) - Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội nêu ra khi chất vấn Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ, chiều 6/6.

ĐB Bùi Sỹ Lợi chỉ rõ, đã 3 lần Chính phủ lỡ hẹn cải cách tiền lương với khối công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Lý do cả 3 lần lùi đều vì không có nguồn lực. ĐB bày tỏ kỳ vọng về Nghị quyết Trung ương 7 về cải cách tiền lương mới được Tổng Bí thư ký ban hành và đề nghị, với tư cách Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo về cải cách tiền lương, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ làm rõ với Quốc hội việc chuẩn bị nguồn lực để thực hiện đề án.
 Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ.
Phó Chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội của Quốc hội cũng yêu cầu lời giải cho câu hỏi: Cải cách tiền lương có làm tăng trần nợ công và giải pháp của Chính phủ để khống chế việc tăng giá tiêu dùng khi tăng tiền lương để việc tăng lương đem lại ý nghĩa thực chất cho người lao động.
Trả lời chất vấn của ĐB Bùi Sỹ Lợi, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ khẳng định, để đi tới Nghị quyết về cải cách tiền lương mới được thông qua tại hội nghị Trung ương 7 vừa qua, Chính phủ đã cân đối, cân nhắc kỹ lưỡng các vấn đề để lập đề án, trình Trung ương xem xét. “Dù tăng tương không phải toàn bộ nội dung nhưng là vấn đề cốt lõi và nhiều người quan tâm”, Phó Thủ tướng nhận định.
Phó Thủ tướng Chính phủ trình bày 3 giải pháp. Giải pháp tiền đề là phải xác định được vị trí việc làm để thiết kế hệ thống tiền lương trên cơ sở vị trí việc làm, chức danh chứ vụ lãnh đạo. 2 giải pháp đột phá là tinh giản biên chế theo Nghị quyết 18, 19 để giảm số người hưởng lương ngân sách và cải cách hành chính, tiết kiệm chi tiêu 10% kinh phí thường xuyên cho tới khi ổn định bộ máy tổ chức.
 ĐB Bùi Sỹ Lợi.
Ngoài ra, cơ bản nhất là phải thúc đẩy được sản xuất để nền kinh tế đất nước đi lên, nhà nước có được nguồn thu ngân sách để phục vụ cải cách tiền lương. Theo Nghị quyết Trung ương 7, tăng thu ngân sách, địa phương cũng được gữi lại 70%, còn Trung ương cũng dành tối thiểu 40% khoản vượt thu để dành tăng lương.
Mức dành cụ thể thế nào, theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Quốc hội và các cơ quan liên quan sẽ tính cụ thể. Trong quá trình cân đối, Phó Thủ tướng khẳng định, sẽ căn cứ nghị quyết của Trung ương để tính việc tăng lương sao để không “phạm” vào trần nợ công, cũng phải đảm bảo tỷ lệ chi đầu tư phát triển.
Phó Thủ tướng phân tích: “Nếu tăng lương gắn với tăng năng suất lao động, hiệu suất của bộ máy nhà nước thì áp lực tăng CPI là không lớn”.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần