Châu Âu ngày càng "ngả" về phía ông Biden trong ứng xử với Trung Quốc?

Tú Anh
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thời gian qua, châu Âu đã có nhiều động thái lạnh nhạt với Trung Quốc, nhưng đó chưa phải tất cả.

EU liên tiếp "gây khó" Trung Quốc
Một thỏa thuận đầu tư lớn đạt được vào tháng 12/2020 giữa Liên minh châu Âu và Trung Quốc - sau 7 năm đàm phán - có thể là thành tựu cuối cùng cho mối quan hệ đang ngày càng xấu đi này.
Kể từ đó, các cơ quan hành pháp EU và Đức từng đưa ra những chính sách “gây khó” cho các cơ quan Trung Quốc, đồng thời cùng Mỹ thay phiên đưa ra các trừng phạt mang tính trả đũa với Bắc Kinh. Chính phủ Italia từ việc ủng hộ Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của Chủ tịch Tập Cận Bình sang ngăn chặn các vụ mua lại theo kế hoạch của các công ty Trung Quốc. Trong khi tại Pháp, Đại sứ Trung Quốc thậm chí còn không xuất hiện khi được triệu tập vào tháng 3, với lý do "có chương trình nghị sự".
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Tựu chung lại, các động thái này cho thấy lập trường cứng rắn của châu Âu đối với Bắc Kinh. Nhưng “biến” lớn nhất còn đang chờ phía trước. Đó là khả năng Đảng Xanh tại Đức - vốn hoài nghi về Trung Quốc - đóng vai trò lớn tại chính phủ trong cuộc bầu cử vào tháng 9 tới - theo các cuộc thăm dò. Điều này cũng khiến nghi ngại quan hệ giữa Trung Quốc và nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ lạnh nhạt hơn.
Trong tuần trước, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cam kết hợp tác chặt chẽ hơn trong vấn đề vaccine ngừa Covid-19 và chống biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, cuộc trao đổi ở Berlin cho thấy sự lạc quan xung quanh mối quan hệ đã không còn. Bloomberg dẫn lời một quan chức Trung Quốc cho rằng quan hệ với châu Âu đang trên đà đi xuống. Quan chức này cho biết, dù đảng Xanh có lên nắm quyền ở Đức hay không, quan hệ EU - Trung Quốc cũng đang ở một thời điểm quan trọng.
Nhiều dấu hiệu căng thẳng cho thấy những người chơi lớn nhất của châu Âu đang nghiêng về quan điểm của chính quyền Tổng thống Joe Biden trong thế trận đối đầu với Trung Quốc. Trong hội đàm của nhóm G7 tuần này, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã triển khai hội đàm với các người đồng cấp châu Âu. Một châu Âu khăng khít hơn với Washington có thể dẫn đến việc sửa chữa những thiệt hại do chính quyền Trump gây ra đối với các mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, tác động đối với thương mại, thuế quan và khả năng tiếp cận công nghệ.
“Có một sự thay đổi mạnh mẽ”, Joerg Wuttke - Chủ tịch Phòng Thương mại châu Âu tại Trung Quốc có trụ sở tại Bắc Kinh và là thành viên hội đồng của Viện Nghiên cứu Trung Quốc Mercator ở Berlin, một trong những thực thể bị trừng phạt hồi tháng 3 cho biết.
Khó xử vẫn còn
Châu Âu không hoàn toàn đồng nhất về tầm nhìn, với các thành viên EU như Hungary vẫn mong muốn can dự với Trung Quốc. Ông Biden từng nhận định, Trung Quốc có thể mong đợi "sự cạnh tranh gay gắt" từ Mỹ trong khi vẫn tìm cách hợp tác chung về các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, thì châu Âu phải đối mặt với nhiều tình huống khó xử hơn khi nỗ lực tìm kiếm con đường riêng của mình.
Quan hệ kinh tế vẫn đối trọng do Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của EU, với tổng kim ngạch song phương khoảng 686 tỷ USD vào năm 2020, vượt xa thương mại Mỹ-Trung là 572 tỷ USD. Tuy nhiên, giờ đây, ngay cả Hà Lan, một trong 10 đối tác thương mại hàng đầu của Trung Quốc, đang ngày càng cảnh giác hơn, đưa ra các chính sách bảo vệ các công ty công nghệ cao nước này khỏi sự tiếp quản và ban hành một chiến lược dành riêng cho Trung Quốc. Theo quan chức Trung Quốc, Mỹ đã buộc EU phải đứng về phía nào.
Ủy ban châu Âu hiện đang đề xuất các quy định phạt và chặn những giao dịch nhắm vào các công ty quốc doanh nước ngoài, trong khi nội các của Thủ tướng Merkel đã thông qua các quyền bổ sung đối với đầu tư nước ngoài vào tuần trước, nhằm vào các lĩnh vực công nghệ cao bao gồm trí tuệ nhân tạo và điện toán lượng tử. Cả hai biện pháp đều sẽ cản trở Trung Quốc.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần