Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chỉ số thương mại của WTO “báo động đỏ” vì dịch Covid-19

Kinhtedothi - Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) dự báo thương mại hàng hóa toàn cầu sẽ giảm từ 13 - 32% trong năm 2020 do dịch Covid-19 làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Báo cáo do WTO công bố hôm 20/5 cho thấy thương mại toàn cầu có khả năng sẽ sụt giảm nhanh chóng trong 6 tháng đầu năm nay trong bối cảnh chỉ số thương mại quan trọng đạt mức thấp kỷ lục.
Theo báo cáo của WTO, thương mại toàn cầu có khả năng sẽ sụt giảm nhanh chóng trong 6 tháng đầu năm nay. 
Chỉ số hàng hóa thương mại của WTO trong tháng 4 hiện đã giảm xuống còn 87,6 điểm, thấp hơn nhiều so với 95,5 điểm trong tháng 2, điều này cho thấy dòng luân chuyển hàng hóa toàn cầu đang sụt mạnh. Chỉ số hàng hóa thương mại hiện tại thấp hơn ngưỡng 100 điểm - mức cơ bản đánh giá có xu hướng tăng trưởng hàng tháng, và là mức thấp nhất kể từ khi chỉ số này được thống kê vào tháng 7/2016.
Theo báo cáo của WTO, mức độ ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đối với chuỗi cung ứng toàn cầu mới chỉ được ghi nhận trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát dịch và hiện chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy đà suy giảm thương mại đã chạm đáy.
Nhận định này cũng phù hợp với dự báo về thương mại toàn cầu do WTO đưa ra vào tháng trước. Theo báo cáo, WTO dự kiến thương mại hàng hóa toàn cầu ​​sẽ giảm khoảng từ 13-32% trong năm 2020, tùy thuộc vào khả năng dịch bệnh Covid-19 có được kiểm soát hay không.
Tất cả các lĩnh vực đều chứng kiến đà sụt giảm, trong đó ngành ô tô bị ảnh hưởng nặng nhất do việc sản xuất và doanh số tiêu thụ xe tại các thị trường quan trọng suy yếu. Bên cạnh đó, các đơn đặt hàng xuất khẩu, vận chuyển bằng container cũng như vận tải hàng không cũng giảm mạnh.
Tăng trưởng thương mại thế giới đã có dấu hiệu suy yếu ngay trước khi dịch Covid-19 bắt đầu lây lan khắp toàn cầu khi khối lượng giao dịch hàng hóa thế giới trong năm 2019 lần đầu tiên sụt giảm sau 10 năm, theo dữ liệu của WTO.
Đà giảm tốc của kinh tế thế giới chủ yếu do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Mặc dù Mỹ và Trung Quốc đã ký thỏa thuận thương mại Giai đoạn 1 hồi tháng 1 vừa qua, song căng thẳng đã bắt đầu leo ​​thang trở lại trong thời gian  gần đây khi Washington đổ lỗi cho Trung Quốc về sự bùng phát của dịch Covid-19.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ