Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chi tiết những công việc lao động tự do được hỗ trợ từ gói 62.000 tỷ đồng

Kinhtedothi - Bộ LĐTB&XH đã phản hồi Sở LĐTB&XH Hà Nội những vướng mắc khi triển khai hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; trong đó có đối tượng lao động tự do.
Bộ LĐTB&XH đã có giải thích rõ về đối tượng lao động tự do được hỗ trợ gói 62.000 tỷ đồng. Ảnh; Internet.
Trước đó, ngày 24/4/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 15/QĐ-TTg. Quyết định này quy định hỗ trợ người lao động không có giao kết hợp đồng làm việc bị mất việc làm, đảm bảo 3 điều kiện.
Trong đó, thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, rà soát, thống kê đối tượng lao động không có giao kết hợp đồng lao động (hay còn gọi là lao động tự do) bị mất việc làm, người dân băn khoăn nhiều về có 3 nhóm đối tượng lao động đối tượng.
Trước thực tế này, Bộ LĐTB&XH đã có phản hồi cụ thể về đối tượng người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm ở các lĩnh vực, để việc triển khai được chính xác.
Theo đó, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, bao gồm người làm nghề massage, xoa bóp y học, châm cứu không có địa điểm việc làm cố định; người lao động làm việc tại các hộ kinh doanh có đăng ký hoạt động xoa bóp y học, massaga, châm cứu.
Lao động bốc vác, vận chuyển hàng hóa gồm: Người làm công việc bốc vác hàng hóa tại các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển, cảng hàng không và tại các chợ; người thực hiện vận chuyển hàng hóa bằng xe thô sơ, xe mô tô hai bánh, xe xích lô, xe ba gác, xe đẩy tại các chợ, các ga đường sắt, cảng sông, cảng biển và cảng hàng không.
Lao động tự do làm trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú gồm: Dịch vụ lưu trú ngắn ngày (khách sạn; căn hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà khách, nhà nghỉ kinh doanh dịch vụ lưu trú ngắn ngày; nhà trọ, phòng trọ và các cơ sở ngắn ngày tương tự); Cơ sở lưu trú khác (ký túc xá học sinh, sinh viên; chỗ nghỉ trọ trên xe lưu động, lều quán, trại dùng để nghỉ tạm, cơ sở lưu trú khác).
Đối với lao động tự do làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống gồm có nhà hàng, quán ăn, quán ăn tự phục vụ, quán ăn nhanh, cửa hàng bán đồ ăn mang về, hàng ăn uống trên phố, trong chợ, xe bán hàng ăn uống lưu động; Quán rượu, bia, quầy bar; quán cà phê, giải khát; dịch vụ phục vụ đồ uống khác.
Bộ LĐTB&XH nêu rõ: Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ hàng tháng. Thời gian mất việc làm từ 15 ngày trợ lên đươc tính là 1 tháng, dưới 15 ngày thì không được tính.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

Cần siết chặt quản lý hoạt động dù lượn tại bán đảo Sơn Trà

09 Jul, 06:50 PM

Kinhtedothi - Vụ việc một du khách tử vong khi tham gia bay dù đôi tại bán đảo Sơn Trà (TP Đà Nẵng) chiều 8/7 tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về công tác đảm bảo an toàn trong các loại hình du lịch mạo hiểm. Trong bối cảnh Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng hình ảnh điểm đến an toàn - văn minh - thân thiện, đây là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn các đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ