Chia, tách tạo môi trường cạnh tranh
Kinhtedothi - Ảnh minh họa.
Trong khi 7 tập đoàn kinh tế Nhà nước khác như: Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Cao su, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đều đã được Chính phủ phê duyệt đề án tái cơ cấu thì Đề án tái cơ cấu của Tập đoàn VNPT đến nay vẫn chưa được Thủ tướng phê chuẩn. Trước đó, VNPT cũng năm lần bảy lượt chỉnh sửa, bổ sung đề án nhưng đều bị Bộ Thông tin & Truyền thông bác bỏ.
Chủ trương của Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) trong đề án tái cơ cấu thị trường viễn thông nói chung là hình thành 3 - 4 doanh nghiệp tầm cỡ quốc gia để đảm bảo cho thị trường phát triển lành mạnh. Điều này có nghĩa VNPT sẽ phải chia tay với một trong hai "con cưng" của mình. Những người trong ngành viễn thông đều hiểu rõ VNPT sẽ "khổ tâm" thế nào nếu phải cho "con cưng" lớn nhất là MobiFone ra ở riêng. Vì thế mà trong đề án xây dựng đầu tiên, VNPT đề nghị Thủ tướng không cổ phần hóa MobiFone, thay vào đó, sẽ cổ phần hóa toàn bộ VNPT, hợp nhất MobiFone và VinaPhone thành Tổng Công ty Thông tin di động VNPT (gọi tắt là VNPT - Mobile). Song kế hoạch này lại phạm vào Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Viễn thông. Nghị định 25 không cho phép tổ chức, cá nhân (đã sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần trong một doanh nghiệp viễn thông) được sở hữu trên 20% vốn điều lệ hoặc cổ phần của doanh nghiệp viễn thông khác cùng kinh doanh trong một thị trường dịch vụ viễn thông. Và đây là một trong những lý do chính khiến Đề án tái cơ cấu VNPT bị chậm trễ. Chỉ đến khi Thủ tướng thúc giục, Bộ TT&TT cương quyết yêu cầu phải tái cơ cấu VNPT theo hướng tách và thành lập Tổng Công ty MobiFone thì Đề án tái cơ cấu VNPT mới chính thức có bản dự thảo lần cuối để trình Thủ tướng Chính phủ. Lãnh đạo Bộ cho rằng, tách MobiFone ra khỏi VNPT là phương án tốt nhất vì nhà mạng này có nhiều kinh nghiệm tổ chức kinh doanh, là thương hiệu mạnh trong làng viễn thông Việt Nam và khu vực, hấp dẫn các nhà đầu tư nhất trong số các công ty thành viên của VNPT. Tách MobiFone, VNPT cũng không quá "thiệt thòi" nếu như lãnh đạo Tập đoàn này xem đây là động lực để nâng cao năng lực quản trị, sức cạnh tranh, qua đó nâng cao hiệu quả kinh doanh dịch vụ viễn thông.Còn đối với thị trường viễn thông, việc ra đời Tổng Công ty Viễn thông MobiFone là vô cùng cần thiết nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường viễn thông, phát triển bền vững dựa trên ba trụ cột chính là VNPT, Viettel và MobiFone. Điều này hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch phát triển viễn thông đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Vậy là sau nhiều lần lỡ hẹn, người ta tin tưởng dự thảo Đề án tái cơ cấu VNPT lần cuối sẽ được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong quý I/2014 tạo bước đột phá mới cho thị trường viễn thông.
![]() Kinhtedothi - Ảnh minh họa. |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Hà Nội: Giao thông được đảm bảo trong ngày đầu Đại hội Đảng
- Sẽ lắp dải phân cách dẻo trên cầu Thăng Long để ngăn xe quay đầu
- [Infographic] Bí quyết gói bánh chưng đẹp mắt, chuẩn vị
- Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội dự phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- Báo chí Đông Nam Á đưa tin về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cán bộ, người dân Hà Nội gửi gắm niềm tin vào những quyết sách từ Đại hội XIII của Đảng
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp phiên trù bị
- Dự án đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội: Tiến thêm một bước dài
- Kết quả nhiệm kỳ Đại hội XII tạo niềm tin, khí thế mới cho đất nước phát triển