Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chia tài sản thừa kế khi người thừa kế chết

Kinhtedothi - Bố mẹ tôi ly hôn, mẹ tôi đi bước nữa, sinh ra em tôi. Dượng và mẹ ở cùng ông nội (bố của dượng) trong ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông nội. Sau vài năm thì ông nội mất, dượng tôi sau đó cũng qua đời nhưng không ai để lại di chúc. Các con của ông nội về đòi lấy ngôi nhà và đuổi mẹ tôi đi. Vậy, tôi muốn hỏi, mẹ và em tôi có được hưởng quyền lợi gì từ ngôi nhà ông nội để lại không?
Kinhtedothi - Bố mẹ tôi ly hôn, mẹ tôi đi bước nữa, sinh ra em tôi. Dượng và mẹ ở cùng ông nội (bố của dượng) trong ngôi nhà thuộc quyền sở hữu của ông nội. Sau vài năm thì ông nội mất, dượng tôi sau đó cũng qua đời nhưng không ai để lại di chúc. Các con của ông nội về đòi lấy ngôi nhà và đuổi mẹ tôi đi. Vậy, tôi muốn hỏi, mẹ và em tôi có được hưởng quyền lợi gì từ ngôi nhà ông nội để lại không?
Nguyễn Thị Thanh Hương (Phú Xuyên, Hà Nội)
Trả lời: Khi ông nội bạn chết, không để lại di chúc, di sản là ngôi nhà thuộc sở hữu của ông được chia cho người thừa kế theo pháp luật. Những người thừa kế theo pháp luật được xác định theo quy định tại Điều 676 Bộ luật Dân sự như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết; Hàng thừa kế thứ hai gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; Hàng thừa kế thứ ba gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Dượng của bạn là con đẻ của ông nội nên thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên, do dượng đã chết nên việc xác định quyền hưởng di sản của ông nội phụ thuộc vào thời điểm chết của dượng. Cụ thể, dượng của bạn chết sau ông nội nên tại thời điểm mở thừa kế của ông nội (thời điểm ông chết), dượng vẫn còn sống nên dượng có quyền hưởng di sản do ông nội để lại. Đến nay, khi các đồng thừa kế tiến hành chia di sản do ông nội để lại thì dượng bạn đã chết nên không thể nhận phần di sản đó nữa. Do vậy, phần di sản mà dượng bạn được hưởng sẽ được chia cho các đồng thừa kế theo pháp luật của dượng bạn. Căn cứ Điều 676 Bộ luật Dân sự nêu trên thì mẹ bạn (với tư cách là vợ của dượng) và em bạn (với tư cách là con đẻ của dượng) sẽ được nhận phần di sản mà dượng được hưởng từ ông nội.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra: Hành trình kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin

08 Jul, 12:28 PM

Ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng Biên tập Báo Thanh tra, Trưởng Ban Tổ chức Cuộc thi Nhân vật truyền cảm hứng ngành Thanh tra kêu gọi, “hãy cùng nhau lan tỏa những hình ảnh cao đẹp, những câu chuyện lay động và chân thật nhất, để Cuộc thi thực sự trở thành một hành trình “kể chuyện bằng trái tim, lan tỏa bằng niềm tin”.

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

Lào Cai gỡ vướng trong công tác giải phóng mặt bằng Dự án đường dây 500kV

04 Jul, 08:56 PM

Kinhtedothi- Mặc dù các phương án bồi thường và tái định cư đã được phê duyệt, nhưng đến đầu tháng 7/2025, nhiều địa phương vẫn chưa hoàn tất việc chi trả và thu hồi đất cho Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên. Lãnh đạo tỉnh yêu cầu khẩn trương tháo gỡ những điểm nghẽn, tránh ảnh hưởng đến tiến độ chung.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ