Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chiêm ngắm “bảo tàng” kiến trúc, điêu khắc tinh tế thời Hậu Lê

Kinhtedothi - Có một nơi mà khi về với đất Tổ Hùng Vương, du khách không nên bỏ lỡ, ấy là làng cổ hơn 300 năm tuổi Hùng Lô (xã Hùng Lô, TP Việt Trì, Phú Thọ). Ở đây, du khách sẽ được chiêm ngắm những kiến trúc, cổ vật thờ cúng tiêu biểu thời Hậu Lê và thưởng thức những điệu hát Xoan truyền thống tại đình Xốm (hay đình Hùng Lô).
  •  Quần thể di tích lịch sử văn hóa đình Xốm thuộc làng cổ Hùng Lô, nằm dọc ven sông Lô, cách Đền Hùng chừng 10km về phía Đông. 
  •  Tương truyền, Hùng Lô xưa kia là vùng đất thiêng, nơi Vua Hùng từng nghỉ chân trong một lần đi du ngoạn. Về sau, dân lập miếu thờ, đến đời Lê Hy Tông (1697), đình được xây dựng, hướng về núi Nghĩa Lĩnh…
  •  Đình Hùng Lô là quần thể di tích có giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật trên vùng Đất Tổ, niên đại khoảng hơn 300 năm. 
  •  Trải qua bao thăng trầm lịch sử, đình vẫn bảo tồn được nguyên vẹn giá trị kiến trúc, văn hóa, lịch sử: Ngôi miếu cổ, tòa Đại đình, Long đình, nhà Tiền tế, lầu chuông, lầu trống, nhà thờ Phật, bệ thờ thần nông, nhà Văn chỉ và nhà Yến lão.
  •  Theo sử sách và các vị cao niên trong làng kể lại thì Khu di tích lịch sử văn hoá đình Xốm hay còn gọi là đình Hùng Lô, xã Hùng Lô được xây dựng hoàn chỉnh vào thời Lê Trung Hưng, niên hiệu Chính Hòa (1647). 
  •  Ngôi đình tọa lạc trên dải đất rộng 500m2 với quy mô kiến trúc khá hoàn chỉnh, gồm: 5 gian nhà tiền tế, phương đình, lầu chuông, lầu trống và toà đại đình.
  •  Tòa đại đình là một công trình kiến trúc trọng yếu với đường nét kiến trúc cổ thời Lê gần như còn lưu giữ được nguyên vẹn với 4 mái rộng cao, 4 góc đao cong vút như 4 cánh hoa xoè nở, hàng gạch hộp rỗng hoa chanh chạy theo bờ mái và những con kìm, con số gắn trên đầu nóc. Những khúc quanh trên nóc mái được gắn những tác phẩm đồ gốm quý. Trên nóc đình đắp Lưỡng long chầu nguyệt. 
  •  Toàn bộ nội thất của toà đại đình đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy.
  •  Khám phá đình Hùng Lô, du khách sẽ được chiêm ngưỡng những chi tiết điêu khắc gỗ, được sáng tạo bằng kỹ nghệ chạm bong, một nét đặc trưng của nghệ thuật điêu khắc thời Hậu Lê. 
  •  Đây là những giá trị kiến trúc nghệ thuật độc đáo, quý hiếm, chủ yếu tập trung ở tòa Đại đình.
  •  Ngoài những giá trị về kiến trúc, đình Hùng Lô như một bảo tàng thu nhỏ lưu giữ được nhiều cổ vật quý như đỉnh, đèn, lư hương, hạc đồng và nổi bật là 4 cỗ kiệu văn và bộ kiệu bát cống được đánh giá cao về nghệ thuật điêu khắc cổ thời Hậu Lê vào thế kỷ XVII.
  •   Đặc biệt, trong đình còn lưu giữ được hệ thống 43 câu đối ca ngợi cảnh trí quê hương và công đức vua Hùng. 
  •  Vào dịp lễ hội Đền Hùng hằng năm, đến đình Xốm, du khách sẽ được hòa mình trong lễ rước kiệu quy mô rất hoành tráng của hơn 200 người, đi từ đình làng đến đền Hùng và trở về từ đền Hùng. (Ảnh: Trung tâm Xúc tiến Du lịch Phú Thọ)
  •  Chưa hết, đến đình Xốm, du khách còn được thưởng thức hát Xoan do chính các các nghệ sĩ địa phương biểu diễn.
  •  Với những giá trị to lớn về lịch sử văn hóa, kiến trúc, quần thể di tích đình Hùng Lô đã được công nhận di tích văn hóa lịch sử cấp quốc gia năm 1990.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Dứa rừng lim - đặc sản ngọt lành của miền quê Đạo Trù

Dứa rừng lim - đặc sản ngọt lành của miền quê Đạo Trù

25 Jun, 12:42 PM

Kinhtedothi - Từ một loại cây trồng quen thuộc, phổ biến với nhiều địa phương khác, nhưng dưới tán rừng lim bạt ngàn của xã Đạo Trù (huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc), cây dứa đã “hóa thân” thành một đặc sản độc đáo mang tên gọi dân dã dứa rừng lim.

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

Khẳng định bản lĩnh chính trị và trách nhiệm xã hội

01 May, 04:55 AM

Kinhtedothi - Một thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh, vị thế của báo chí và người làm báo được tiếp tục khẳng định. Đây là bước phát triển rất đáng tự hào của báo chí cách mạng - đội quân xung kích trên mặt trận tư tưởng - văn hóa.

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

Múa lân-sư-rồng để góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc

31 Mar, 03:43 PM

Kinhtedothi – Với đam mê múa lân-sư-rồng, từ năm 10 tuổi ông đã tham gia đoàn lân-sư-rồng Tinh Anh Đường của người dượng. Đến khi thành lập hẳn đoàn lân-sư-rồng của riêng mình, ông đã cưu mang, dạy dỗ hàng nghìn thanh thiếu niên có hoàn cảnh khó khăn, nghiện ngập… trở thành người có ích cho xã hội.

Chứa chan tình cảm, đong đầy  hơi ấm từ đất liền

Chứa chan tình cảm, đong đầy hơi ấm từ đất liền

25 Jan, 06:34 AM

Kinhtedothi - Đã thành thông lệ, cứ mỗi dịp giáp Tết Nguyên đán, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân tổ chức các đoàn cán bộ đi thăm, kiểm tra, chúc mừng năm mới cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DKI và các lực lượng làm nhiệm vụ trên biển.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ