1. Nghệ thuật chiếu sáng có từ bao giờ, không biết nữa, nhưng chắc chắn nó ra đời sau khi Thomas Edison phát minh ra bóng đèn điện vào năm 1879. Khi ấy, trên các đường phố lát đá gập ghềnh lóc cóc tiếng xe ngựa của các đô thị cổ châu Âu bắt đầu xuất hiện những cây đèn đường lắp bóng đèn sợi đốt tỏa ánh sáng nhờ nhờ, vàng ệch, hay các biển hiệu quảng cáo màu sắc đơn sơ của những quán Bar, cửa hiệu trên đường phố New York (Mỹ).
Trải qua hơn trăm năm, ngày hôm nay, chiếu sáng đô thị đã trở nên thân thuộc và quan trọng, yếu tố không thể thiếu trong không gian của kiến trúc đô thị hiện đại. Trở thành thứ mỹ phẩm đặc biệt làm đẹp cho diện mạo đô thị. Nghệ thuật chiếu sáng đô thị ngày càng được nâng cao bởi tài năng sáng tạo của KTS và các nhà thiết kế ánh sáng cùng tư duy cách tân của các nhà quản trị đô thị.
Kiến trúc và không gian đô thị vì thế mà ngày càng lộng lẫy hơn, tuyệt mỹ hơn, hấp dẫn hơn dưới các sắc màu huyền ảo rực rỡ của ánh sáng. Nghệ thuật chiếu sáng đã đem đến thương hiệu, biểu tượng cho đô thị. Các TP như Paris (Pháp), New York (Mỹ) được mệnh danh là kinh đô ánh sáng là như thế! Ở Việt Nam, do xuất phát điểm từ nền kinh tế lạc hậu, lại trải qua mấy chục năm chiến tranh liên miên, nên chiếu sáng đô thị còn nghèo nàn. Các TP, thị xã, thị trấn chiếu sáng chỉ tập trung ở các đường phố, còn khu vực ngõ, hẻm thì hầu như thiếu vắng. Chỉ đến khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, thì lĩnh vực chiếu sáng đô thị mới thực sự phát triển.
Hơn 30 năm qua, trên tất cả 800 đô thị của nước ta đều có hệ thống chiếu sáng công cộng, từ đường phố, công viên, không gian công cộng cho đến ngõ phố. Đây là cố gắng rất lớn của Đảng và Nhà nước trong chiến lược phát triển, nâng cao đời sống đô thị. Tuy nhiên, nghệ thuật chiếu sáng đô thị ở nước ta còn khá mới mẻ và ít được quan tâm. Chúng ta chưa có đội ngũ những người làm thiết kế chiếu sáng chuyên nghiệp, lĩnh vực này cũng chưa được đầu tư đúng mức, vì thế nghệ thuật chiếu sáng chưa phát triển, chưa theo kịp nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội, của cuộc sống và của nền kinh tế. Chiếu sáng đô thị không thể tùy tiện mà phải thích hợp với từng đối tượng, từng loại hình kiến trúc đô thị và từng loại đèn chiếu sáng.
Chiếu sáng đường phố khác chiếu sáng không gian công cộng, quảng trường, vườn hoa, hồ nước. Chiếu sáng công trình di tích văn hóa khác với chiếu sáng trụ sở cơ quan. Chiếu sáng biển hiệu quảng cáo phải khác chiếu sáng một cây cầu. Chiếu sáng cao ốc văn phòng phải khác chiếu sáng công trình khách sạn...Nhưng dù với bất kỳ đối tượng nào, chiếu sáng đô thị không được làm ô nhiễm môi trường thị giác, lãng phí kinh tế, phải góp phần làm tăng giá trị thẩm mỹ đô thị, nâng cao văn hóa cho Nhân dân, hấp dẫn du khách, phát triển thương mại và du lịch. Chiếu sáng đô thị hàm chứa ba yếu tố quan trọng, đó là tính thẩm mỹ, tính kinh tế và bảo vệ môi trường.
Ảnh minh họa |
Tính phô trương và sự thiếu hiểu biết đã lấn át cái đẹp của nghệ thuật chiếu sáng và gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước, của Nhân dân (cho dù là dưới hình thức xã hội hóa).Chiếu sáng thông minh đòi hỏi nhà đầu tư - người sử dụng thông minh, người thiết kế thông minh, DN cung cấp thiết bị thông minh và cuối cùng là người quản lý đô thị thông minh. Nếu thiếu một trong bốn thành phần trên thì không thể có chiếu sáng thông minh và nghệ thuật chiếu sáng đô thị thông minh! Sẽ tuyệt vời biết bao khi về đêm các TP của chúng ta như Hà Nội với Nhà hát Lớn, Hồ Gươm, Tháp Rùa, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, nhà Quốc Hội, Lăng Bác trên Quảng trường Ba Đình…, TP Hồ Chí Minh với Nhà thờ Đức bà, Hội trường Thống Nhất, tòa nhà UBND, tượng đài Bác Hồ… hay Đà Nẵng với cầu Rồng được chiếu sáng lung linh bởi nghệ thuật chiếu sáng với những ánh sáng đèn tiết kiệm năng lượng.3. Chiếu sáng thông minh trong kiến trúc đô thị thông minh là vấn đề của thực tế đời sống. Nó gắn bó mật thiết đến sự phát triển của đô thị cho dù là đô thị truyền thống hay chuyển sang đô thị thông minh. Hiện nay, chúng ta chưa có đô thị thông minh, mới chỉ có ứng dụng công nghệ thông tin trong phục vụ chính quyền điện tử và một số lĩnh vực hoạt động, giao dịch công của đời sống xã hội, như quản lý giao thông đô thị, ngân hàng…
Chiếu sáng đô thị thông minh cần được ưu tiên đầu tư để phát triển bền vững ngay từ bây giờ. Cần có những văn bản pháp luật quản lý chiếu sáng đô thị với bất kỳ đối tượng nào. Từ thiết kế chiếu sáng đến chủ đầu tư. Cần khuyến khích DN tham gia và phát triển sản xuất, cung cấp các thiết bị chiếu sáng thông minh hiện đại với giá thành phù hợp. Cần khuyến khích người dân, các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chiếu sáng thông minh trong gia đình, trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ. Các cơ quan chính quyền cần đi đầu trong ứng dụng chiếu sáng thông minh. Các KTS cần nâng cao hơn nữa chất lượng thiết kế từ kiến trúc công trình đến kiến trúc cảnh quan để phát huy tốt nhất hiệu quả chiếu sáng, nâng cao giá trị thẩm mỹ của kiến trúc và không gian đô thị.Với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự đóng góp hiệu quả của các DN, sự quản lý thông minh của chính quyền đô thị và sự đồng hành tham gia của xã hội, chiếu sáng và nghệ thuật chiếu sáng thông minh sẽ góp phần làm cho đô thị Việt Nam trở thành những đô thị đáng sống, hạnh phúc, thân thiện với môi trường, với Nhân dân và với du khách bốn phương.