Chúc mừng năm mới

Liên Hợp quốc kêu gọi quân đội Myanmar "kiềm chế tối đa" việc trấn áp người biểu tình ôn hòa

Nguyễn Phương (Theo AP)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc thống nhất phản đối cuộc chính biến ở Myanmar và lên án mạnh mẽ sử dụng bạo lực đối với những người biểu tình ôn hòa.

Ngày 10/3, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp quốc (LHQ) Linda Thomas-Greenfield, thông báo 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ đã chính thức thông qua một tuyên bố về cuộc chính biến tại Myanmar hôm 1/2.
Tổng thư ký LHQ  Antonio Guterres
Tuyên bố này do Anh soạn thảo, kêu gọi quân đội Myanmar lập tức trả tự do cho bà Aung San Suu Kyi, Tổng thống Win Myint cùng các quan chức khác. Đồng thời ủng hộ nền dân chủ ở Myanmar, nhấn mạnh sự cần thiết phải duy trì các thể chế và quy trình dân chủ, hạn chế bạo lực, tôn trọng đầy đủ các quyền con người, quyền tự do cơ bản và pháp quyền".
Trong một tuyên bố, Đại sứ Trung Quốc tại LHQ Zhang Zhang Jun nói rằng "điều quan trọng là các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ phải thống nhất quan điểm về cuộc khủng hoảng chính trị tại Myanmar, và nhấn mạnh sự cần thiết phải giảm leo thang, tiến hành đối thoại để giải quyết căng thẳng.
Đại sứ Thomas-Greenfield cũng nhấn mạnh rằng tất cả các thành viên Hội đồng Bảo an LHQ nhất trí lên án việc trấn áp bạo lực với những người biểu tình ôn hòa".
Tuyên bố của Hội đồng Bảo an LHQ cũng kêu gọi quân đội Myanmar sử dụng các biện pháp hòa bình, khuyến khích biện pháp "đối thoại mang tính xây dựng và hòa giải theo mong muốn và lợi ích của người dân Myanmar".
Bản tuyên bố  được Hội đồng Bảo an đưa ra hôm 10/3 có nội dung mềm mỏng hơn so với dự thảo ban đầu của Anh. Dự thảo lên án cuộc đảo chính quân sự ở Myanmar và đe dọa áp dụng các biện pháp trừng phạt theo Hiến chương LHQ nếu tình hình tiếp tục diễn biến xấu hơn.
Đây là tuyên bố đầu tiên về Myanmar được LHQ thông qua kể từ năm 2017, cho thấy các thành viên hội đồng Bảo an đều thống nhất phản đối cuộc đảo chính quân sự ở nước này.
Tổng thư ký LHQ  Antonio Guterres hy vọng bản tuyên bố sẽ khiến quân đội Myanmar nhận ra rằng “việc thả tất cả tù nhân là điều hoàn toàn cần thiết, cũng như việc tôn trọng kết quả bầu cử và tạo điều kiện cho quá trình chuyển đổi dân chủ”. Ông Guterres cũng cho rằng Myanmar nên khôi phục tình trạng trước cuộc chính biến hôm 1/2.