Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới

[Chính sách bảo hiểm] Thủ tục rút bảo hiểm xã hội một lần

Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - "Tôi nghỉ việc ở công ty ngày 31/12/2019 và được công ty chốt bảo hiểm đến hết tháng 12/2019 nhưng nợ BHXH tháng 11 và tháng 12/2019. Hiện tại công ty không còn khả năng đóng bảo hiểm vì đang nợ lương và nợ bảo hiểm của rất nhiều người từ năm 2019. Tôi muốn rút bảo hiểm một lần thì cần làm những thủ tục gì?" - Anh Đỗ Duy Tùng (quận Ba Đình, Hà Nội)

BHXH Hà Nội trả lời:
Căn cứ Điểm 1.2, Khoản 72, Điều 1, Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành về việc Sửa đổi, bổ sung một số điều về quy trình thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam “Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH”.

Về thủ tục hồ sơ giải quyết hưởng BHXH một lần: Căn cứ Quyết định số 166/QĐ-BHXH ngày 31/01/2019 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN bao gồm:

+ Sổ BHXH;

+ Đơn đề nghị hưởng BHXH một lần (mẫu 14-HSB)

Căn cứ khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22/6/2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng BHXH một lần đối với người lao động khi tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH khi có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.

Vì vậy, bạn nộp hồ sơ tại BHXH quận Ba Đình để được giải quyết chế độ.