Chớ coi thường
Kinhtedothi - Vụ sập giàn giáo xảy ra đêm 25/3 tại Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) làm tử vong 13 công nhân, hàng chục người khác bị thương lại một lần nữa báo động tình trạng mất an toàn lao động nghiêm trọng tại các công trình xây dựng mà nguyên nhân vẫn là do cơ quan quản lý chưa quan tâm, người lao động thiếu hiểu biết nên dẫn đến coi thường, gây thiệt hại về người và của.
Theo thống kê của Cục An toàn lao động (Bộ LĐTB&XH), năm 2014 cả nước có 6.709 vụ tai nạn lao động (TNLĐ), làm chết 592 người, bị thương 2.600 người, trong đó có 1.544 người bị thương nặng. Tuy nhiên, con số này chưa phản ánh đúng thực trạng tình hình TNLĐ hiện nay. Nếu theo định nghĩa, TNLĐ là những tai nạn khi đang làm việc thì phải kể tai nạn giao thông vào diện TNLĐ, sẽ có thêm hàng ngàn vụ tai nạn được coi là TNLĐ vì phần lớn các tai nạn giao thông do lái xe gây ra. Và như thế, con số thương vong sẽ lớn hơn nhiều - và đây có thể coi là đại họa của xã hội. Ở hầu hết các công trường, xí nghiệp, ngay nơi làm việc đều có các khẩu hiệu nắn nót, nổi bật: "Sản xuất phải an toàn - An toàn để sản xuất" hay: "An toàn là bạn - Tai nạn là thù". Năm nào cũng có những đoàn thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền về ATLĐ. Năm nào, ngân sách Nhà nước cũng tăng chi cho công tác này nhưng sự chuyển biến rất chậm, cụ thể là số vụ, số người chết và bị thương không giảm. Nguyên nhân của tình trạng này có cả ý thức của người lao động chưa cao. Người lao động không hiểu về quyền lợi chính đáng của mình, thường không khai báo, nhận tiền trợ cấp thấp hơn mình được hưởng, xuê xoa cho qua chuyện hoặc bị áp lực của người sử dụng lao động. Song có nguyên nhân nữa quan trọng hơn là những người sử dụng lao động vì lợi nhuận nên cố tình giấu giếm để giảm chi phí. Không cung cấp đồ dùng phòng hộ hay coi thường tính mạng người lao động. Điển hình là vụ sập giàn giáo ở Khu kinh tế Vũng Áng khi công nhân đã phát hiện dấu hiệu bất thường ở giàn giáo trước hàng tiếng đồng hồ ở công trường Formosa nhưng chủ lao động vẫn phớt lờ, vẫn yêu cầu tiếp tục thi công. Trong Luật Lao động, mức đền bù thiệt hại hiện nay không còn phù hợp vì thấp, không đủ sức răn đe. Luật Lao động cũng chưa phân biệt rõ trách nhiệm của người sử dụng lao động nước ngoài với người sử dụng lao động trong nước. Cần phải đưa vào chương trình của Quốc hội để sửa ngay những bất cập này.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
TAG:
- Sáng nay, khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng
- Thời tiết hôm nay 26/1: Hà Nội mưa phùn và sương mù, nhiệt độ thấp nhất 15 độ C
- Hà Nội: Giao thông được đảm bảo trong ngày đầu Đại hội Đảng
- Sẽ lắp dải phân cách dẻo trên cầu Thăng Long để ngăn xe quay đầu
- [Infographic] Bí quyết gói bánh chưng đẹp mắt, chuẩn vị
- Đoàn đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội dự phiên trù bị Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- Báo chí Đông Nam Á đưa tin về Đại hội XIII của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Cán bộ, người dân Hà Nội gửi gắm niềm tin vào những quyết sách từ Đại hội XIII của Đảng
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng họp phiên trù bị