Chốt an cư mới: Giải pháp nhà ở tối ưu cho người dân làng nghề hiện nay

Thu Nhung
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao thu nhập cải thiện đời sống cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các làng nghề khiến nhu cầu tìm chốn an cư mới với môi trường sống trong lành của người dân nơi đây trở thành xu hướng tất yếu và thiết thực…

Mong muốn chốn an cư trong lành cho sức khỏe

Theo thống kê, hiện nay cả nước có trên 5.400 làng nghề trong đó có 1.800 làng nghề và làng nghề truyền thống được công nhận. Trong đó có 60% làng nghề tập trung ở phía Bắc như: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định,… Sự phát triển của các làng nghề đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương trong đó điều dễ thấy nhất là khâu giải quyết việc làm. Hiện làng nghề đã thu hút hơn 11 triệu lao động, khoảng 30% lực lượng lao động nông thôn...

Tuy nhiên, một vấn đề nan giải là môi trường bị ô nhiễm nặng, đặc biệt về nguồn nước và hàm lượng bụi vượt tiêu chuẩn cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và đời sống của người dân. Trước bối cảnh tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, không khó để nhận thấy nhu cầu tìm một chốn an cư mới có không khí trong lành của người dân nơi đây ngày càng tăng cao.

Theo khảo sát, nhu cầu an cư của người dân làng nghề xoay quanh 3 yếu tố chính đó là: môi trường sống trong lành, tiện ích hiện đại và tiềm năng sinh lời hấp dẫn. Bởi trước hết họ muốn người thân của mình được sinh sống, làm việc và học tập trong môi trường tốt nhất, thoát ly khỏi sự ô nhiễm của làng nghề. Đồng thời, với thu nhập cao, người dân làng nghề mong muốn sở hữu nơi ở có tiện ích hiện đại để hưởng thụ cuộc sống. Bên cạnh đó với tâm lý “ăn chắc mặc bền” của Việt thì khi mua nhà, họ vẫn mong muốn tiềm năng gia tăng giá trị từ chính ngôi nhà của mình.

Tuy nhiên, việc người dân làng nghề di chuyển lên các thành phố lớn trực thuộc TW như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng... là điều tương đối khó bởi chi phí đắt đỏ hơn nhiều lần, công việc cũng bị mất ổn định trong khi đặc tính công việc của các làng nghề là tính truyền thống, cha truyền con nối. Vì vậy, di chuyển lên các thành phố trực thuộc tỉnh để sinh sống có thể được coi là giải pháp tối ưu cho người dân làng nghề.

Thực trạng tại Bắc Ninh

Trong số các địa phương có tỷ lệ làng nghề cao, có thể kể đến tỉnh Bắc Ninh - một trong những địa phương tập trung nhiều làng nghề nhất nước ta hiện nay. Tại Bắc Ninh hiện tại trên địa bàn có hơn 70 làng nghề, trong đó có 31 làng nghề truyền thống, gần 77.000 lao động làm nghề, chiếm gần 12% số lao động trong độ tuổi, giá trị sản xuất của làng nghề đạt hơn 8% GDP của tỉnh.

Nhờ làm ăn thuận lợi, mức lao động chính thức tại làng nghề luôn đạt mức 10 – 20 triệu/tháng. Thậm chí nhiều hộ gia đình còn thành lập doanh nghiệp, tổ hợp sản xuất với quy mô lớn.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều địa phương khác trên cả nước, sự phát triển nhanh đi đôi với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề tại Bắc Ninh. Ý thức được tác động xấu của môi trường ô nhiễm đến đời sống và sức khỏe con người, những năm qua người dân Bắc Ninh luôn cố gắng tìm cho mình một chốn an cư mới phù hợp và giải pháp tối ưu chính là di chuyển lên khu vực Thành phố Bắc Ninh – nơi có bầu không khí trong lành, tập trung các cơ quan công quyền, văn hóa, tiện ích hiện đại và giá trị bất động sản vẫn đang trên đà tăng cao.

 Thành phố Bắc Ninh – Điểm an cư lý tưởng của dân làng nghề.
Bên cạnh đó thành phố Bắc Ninh với lợi thế dễ dàng kết nối với các tuyến giao thông huyết mạch như: QL 1A, QL 18, QL 38, đường cao tốc Hà Nội – Lạng Sơn, đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long - Móng Cái, đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng, đường sắt Yên Viên - Cái Lân,… thì việc di chuyển từ trung tâm thành phố Bắc Ninh về các làng nghề để làm việc vô cùng thuận tiện

Thực tế, hai năm trở lại đây lượng người từ các làng nghề đổ xô mua nhà tại thành phố Bắc Ninh gia tăng đột biến, đặc biệt là phân khúc căn hộ cao cấp với quy hoạch với tiện ích đồng bộ, hiện đại. Tuy nhiên, nguồn cung căn hộ đang ngày một khan hiếm khiến khiến cung vẫn chưa đáp ứng được lượng nhu cầu lớn của người dân ngày một tăng cao.

Không khó để nhận thấy hầu hết các dự án chung cư khu vực trung tâm thành phố như: chung cư Cát Tường New, chung cư Royal Park, Vinhomes Bắc Ninh,… đều đã hết hàng hoặc đi vào giai đoạn cuối. Vì vậy trước thông tin dự án chung cư cao cấp Green Pearl Bắc Ninh tọa lạc tại mặt đường Lê Thái Tổ - trung tâm thành phố Bắc Ninh sắp ra mắt đã nhận được rất nhiều phản hồi tích cực từ phía khách hàng và các nhà đầu tư. Đây cũng là một lựa chọn lý tưởng cho các cư dân làng nghề để sinh sống lâu dài bởi vị trí đắc địa, hệ thống tiện ích nội ngoại khu hiện đại giữa nhu cầu cấp thiết của người dân và việc nguồn cung căn hộ đang khan hiếm tại thành phố Bắc Ninh.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần