Tổng Giám đốc IMF: Đừng "gieo mầm" cho chiến tranh thương mại

NGUYỄN PHƯƠNG (THEO AFP VÀ TELEGRAPH)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Tổng Giám đốc Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde khẳng định, lãnh đạo IMF cần phải giảm những hình thức thương mại không thúc đẩy khả năng cạnh tranh khác để tăng trưởng toàn cầu.

Phát biểu tại cuộc họp báo nhân dịp khai mạc các hội nghị mùa xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington ngày 20/4, Tổng Giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng lãnh đạo IMF cần phải giảm những hình thức thương mại không thúc đẩy khả năng cạnh tranh khác để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Theo bà Christine Lagarde, Mỹ cũng cần phải tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại.
Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cho rằng Mỹ cần phải tránh áp dụng các biện pháp bảo hộ thương mại.
Bà Christine Lagarde khẳng định, lãnh đạo IMF muốn tìm kiếm các giải pháp nhằm đảm bảo rằng tất cả những lợi ích thương mại phải dựa trên sự công bằng và tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Theo lãnh đạo IMF, gần đây nền kinh tế đã lạc quan hơn về tăng trưởng toàn cầu. Mặc dù kinh tế Mỹ tăng ở mức dưới 1% trong quý đầu tiên, IMF dự kiến tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Mỹ tăng khoảng 2,2% trong năm nay, một sự cải thiện đáng kể so với mức tăng 1,6% sau đợt suy thoái.
Bà Christine Lagarde cũng tin tưởng vào cải cách chính sách thuế của Mỹ, điều bà cho là sẽ có lợi cho cả nền kinh tế Mỹ và toàn cầu nếu nó được điều chỉnh một cách thích hợp.
Tổng thống Donald Trump và Quốc hội Mỹ đang tiến hành nghiên cứu các nhân tố để giảm thuế doanh nghiệp và cá nhân, mặc dù tương lai vẫn chưa chắc chắn. Các nhà hoạch định chính sách đang bất đồng về đề xuất sẽ loại trừ thuế xuất khẩu nhưng đánh mạnh vào thuế nhập khẩu.
“Nếu chính sách thuế được cải thiện tốt, đặc biệt là trong thuế doanh nghiệp, chắc chắn sẽ có ích đối với nền kinh tế. Theo chúng tôi, một số gợi ý đang đi đúng hướng”, bà Lagarde cho biết.
Trước những lo ngại về cam kết của chính quyền Mỹ trong hợp tác đa phương, do Tổng thống Mỹ Donald Trump đang theo đuổi chính sách thương mại "Nước Mỹ trên hết", bà Lagarde khẳng định, lãnh đạo IMF mong muốn tìm kiếm các giải pháp nhằm đảm bảo rằng tất cả những lợi ích thương mại phải dựa trên sự công bằng và tạo ra một sân chơi bình đẳng.
Trong một cuộc phỏng vấn riêng với CNBC, bà Lagarde nói rằng, "rất tích cực" khi chính quyền Mỹ tuyên bố không xếp Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. "Điều quan trọng là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã có một mối quan hệ "xây dựng, bền vững và vững chắc" đang tiến triển ngày càng tốt đẹp sẽ thúc đẩy tăng trưởng và thương mại toàn cầu", bà Lagarde nhấn mạnh.
Tổng Giám đốc Christine Lagarde cũng khẳng định hiện có đủ lý do để tin rằng lãnh đạo IMF và chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cùng nhau hợp tác để cải thiện hệ thống giao dịch thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại tự do phải được coi là một động lực thúc đẩy tăng trưởng.
Theo báo cáo đánh giá của IMF về tình hình tài chính toàn cầu, sự thiếu cụ thể về quy mô và chi tiết trong chính sách kích thích tài chính của Mỹ, một số cuộc bầu cử ở châu Âu đang góp phần gây nên tình trạng không chắc chắn về chính sách kinh tế.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần