Chủ đầu tư “ôm” quỹ bảo trì chung cư: Có nên kê biên đấu giá tài sản?
Kinhtedothi - Tính đến giữa năm 2020, khoảng 70 nhà chung cư có tranh chấp liên quan đến khoản tiền Quỹ bảo trì 2%.
Tin liên quan
-
TP Hồ Chí Minh: Kiến nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý việc chiếm dụng kinh phí bảo trì chung cư
- Gỡ nút thắt cho quỹ bảo trì chung cư
- Bộ Xây dựng thanh tra phí bảo trì chung cư
- Cư dân đề xuất lãnh đạo phường đồng chủ tài khoản quỹ bảo trì chung cư
- Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bổ sung quy định, ngăn việc chiếm dụng quỹ bảo trì chung cư
- Làm chủ tài khoản kinh phí bảo trì chung cư: Chuyện không nhỏ...
Tại nhiều chung cư, khoản tiền này có thể lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm tỷ đồng. Đây là những tranh chấp dai dẳng, khó giải quyết nhất thời gian qua.
Nan giải tranh chấpTheo báo cáo của Bộ Xây dựng, đến năm 2019, cả nước ghi nhận trên 4.400 nhà chung cư đang hoạt động, hơn 90% được quản lý vận hành an toàn, ổn định, gần 10% có tranh chấp và vấn đề tồn tại như chậm tổ chức hội nghị nhà chung cư, chậm tổ chức Ban quản trị, chậm bàn giao phí bảo trì, tranh chấp sở hữu chung - riêng, tranh chấp về một số vấn đề khác… Về nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng trên, trong phiên chất vấn tại Quốc hội ngày 10/11 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết, do một số quy định pháp lý chưa thật đầy đủ, rõ ràng như cách tính diện tích căn hộ, logia. Một số chủ đầu tư chưa đủ năng lực thực hiện dự án, chưa quan tâm dịch vụ sau bán hàng. Một số hợp đồng mua bán căn hộ không tuân thủ đúng quy định. Bên cạnh đó, có tình trạng buông lỏng quản lý; nhiều Ban quản trị không thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Nhiều chung cư xảy ra mâu thuẫn giữa cư dân với chủ đầu tư về một số vấn đề, trong đó có kinh phí bảo trì. Ảnh: Hùng Thập |
Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Chí Dũng thông tin, việc tranh chấp quyền quản lý, sử dụng Quỹ bảo trì (2%) không phải ở tất cả các chủ đầu tư. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ một số quy định của pháp luật cần phải xem lại, vì luật cho phép khi chưa có Ban quản trị thì chủ đầu tư được phép quản lý, sử dụng phần quỹ này, khi có Ban quản trị, sự thống nhất quá trình sử dụng đó rất khó khăn. “Cư dân và Ban quản trị không đồng ý với số tiền mà chủ đầu tư đưa ra và đã chi tiêu trước khi có Ban quản trị. Do đó, dẫn đến việc bàn giao không thể thực hiện được vì không xác định được con số rõ ràng, vì vậy tranh chấp cứ kéo dài, dai dẳng” – ông Nguyễn Chí Dũng cho hay.Cần siết chặt chế tàiMới đây, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP, trong đó có nội dung quy định chủ đầu tư không được thu trực tiếp Quỹ bảo trì 2% của cư dân, mà cư dân đóng vào một tài khoản tại ngân hàng. Trong trường hợp chủ đầu tư không bàn giao Quỹ bảo trì, Bộ Xây dựng đề nghị sửa đổi điểm d, khoản 1, Điều 37 theo hình thức xử lý tài sản của chủ đầu tư bán đấu giá tài sản để làm cơ sở cho địa phương thực hiện việc thu hồi kinh phí bàn giao cho Ban quản trị.
“Về giải pháp sắp tới, Bộ Xây dựng đề xuất sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Xây dựng, trong đó có vấn đề kinh phí bảo trì và quản trị nhà chung cư; sửa đổi Nghị định về xử lý các vi phạm trong lĩnh vực này; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm” – Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết thêm.Cũng liên quan đến vấn đề này, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) Lê Hoàng Châu cho rằng, hiện nay đã có quy định trong trường hợp chủ đầu tư chây ì, chiếm dụng Quỹ bảo trì, không bàn giao cho Ban quản trị thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh sẽ ra quyết định cưỡng chế chủ đầu tư. Vì thế, UBND cấp tỉnh cần phải quyết liệt trong việc cưỡng chế tổ chức tín dụng đang quản lý tài khoản tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư, hoặc quản lý tài khoản khác của chủ đầu tư theo quyết định cưỡng chế có trách nhiệm chuyển kinh phí sang tài khoản do Ban quản trị lập để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật."Bên cạnh đó, UBND cấp tỉnh cần thực hiện xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không bàn giao kinh phí bảo trì của chủ đầu tư theo quy định. Trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính cần ghi rõ biện pháp kê biên tài sản của chủ đầu tư để thực hiện bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thu hồi kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư” – ông Lê Hoàng Châu nhìn nhận.
"Ở nước ngoài, nếu chủ đầu tư không thực hiện nghĩa vụ chi trả Quỹ bảo trì cho cư dân thì cơ quan chức năng phong tỏa tài khoản của chủ đầu tư, lấy tiền đó để chi trả cho cư dân. Nếu không đủ tiền trong tài khoản mới đấu giá tài sản." - GS.TSKH Đặng Hùng Võ - nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT |
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Villas Bãi Kem - Thiên đường trú ẩn an toàn mùa dịch
Kinhtedothi - Không chỉ nằm bên bãi biển đẹp nhất hành tinh của thành phố biển đảo đã vững vàng trước 4 làn sóng dịch...XEM THÊM -
Đa dạng hóa sản phẩm bất động sản: Tạo đòn bẩy từ chính sách
Kinhtedothi - Thị trường bất động sản (BĐS) đang trong giai đoạn thiếu hụt nguồn cung sản phẩm thuộc phân khúc tầm tr...XEM THÊM -
Hòa Bình trúng thầu dự án trường học trị giá gần 200 tỷ đồng
Kinhtedothi - Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình vừa nhận được thư thông báo trúng thầu dự án mới tại Nam Từ Liêm,...XEM THÊM -
Những lưu ý mới về quy định thu tiền sử dụng đất từ ngày 1/3/2021
Kinhtedothi - Từ ngày 1/3/2021, bảng giá đất mới sẽ cao hơn khá nhiều so với các giai đoạn trước, người nợ tiền sử dụ...XEM THÊM -
Chạm cửa đầu tư với mô hình Boutique Villa tại Vinhomes Grand Park-TP Thủ Đức
Kinhtedothi - Đẳng cấp hơn loại hình shophouse đã phổ biến, trên thị trường BĐS phía Đông TP.HCM, biệt thự kinh doanh...XEM THÊM -
Bản tin tổng hợp xây dựng – bất động sản từ ngày 15 - 21/2
Kinhtedothi - Nhiều Nghị định của Chính phủ được ban hành trong năm 2020 đang có tác động tích cực đến thị trường BĐS...XEM THÊM
-
Những nghị định nào đang có tác động đến thị trường bất động sản?
Kinhtedothi - Trước ảnh hưởng của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản (BĐS) nói riêng, Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt thông qua nhiều nghị quy...20-02-2021 19:59
-
Hà Nội: Sẽ sử dụng 20 - 25% nguồn thu từ quỹ đất để xây nhà ở xã hội
Kinhtedothi - Đến hết năm 2020, Hà Nội đã hoàn thành chỉ tiêu theo Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2011 - 2020 và đang xây dựng Chương trình phát triển nhà ở TP Hà Nội giai đoạn 2...20-02-2021 15:48
-
Nghịch lý: Nguồn cung bất động sản giảm nhưng hàng tồn kho tăng
Kinhtedothi - Số liệu tổng hợp từ Bộ Xây dựng về nguồn cung bất động sản (BĐS) và lượng giao dịch của các địa phương từ quý I đến quý IV/2020 cho thấy, tổng quan số lượng BĐS đủ điều kiện đưa vào k...19-02-2021 15:22
-
Những đồ vật nên có trong nhà để gia đình hòa thuận, vượng khí sinh tài
Kinhtedothi - Ngày nay, bên cạnh việc tìm hiểu phong thủy, hướng nhà, hướng đất, hướng cửa phòng…ngay từ khi chuẩn bị xây nhà mới, người ta còn lưu tâm đến các đồ vật phong thủy đặt trong phòng khá...18-02-2021 17:32
-
Những bộ Luật mới tác động đến doanh nghiệp xây dựng - bất động sản
Kinhtedothi - Từ ngày 1/1/2021 nhiều bộ Luật mới được sửa đổi, bổ sung có liên quan trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp và thị trường bất động sản. Dưới đây là những điểm mới nổi bật của n...18-02-2021 15:48
- [Infographic] Quy trình bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026
- Đã khắc phục xong 2 tuyến cáp quang biển APG, IA
- Hơn 8.300 xe ô tô nhập khẩu trong tháng 1/2021
- Các địa phương có dịch Covid-19 có thể tổ chức hiệp thương trực tuyến
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội trao quyết định điều động, bổ nhiệm cán bộ sở, ngành
- Ngày 14/3, người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV phải hoàn thành nộp hồ sơ
- [Ảnh] Vaccine Nanocovax ngừa Covid-19 được tiêm cho các tình nguyện viên ở giai đoạn 2
- Thu Duc House chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền thuế: Vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng
- Phim Việt rục rịch trở lại rạp