Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chủ quán có bị xử lý khi khách sử dụng cần sa?

Kinhtedothi - Tôi mở một quán cà phê nhỏ. Hôm vừa rồi khách có sử dụng cần sa và bị bắt tại quán. Xin hỏi tôi có bị ảnh hưởng, xử phạt gì không? Nguyễn Thị Hiền, Hà Nội.
Trả lời:
Cần sa được xác định là chất ma tuý tuyệt đối cấm sử dụng. Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính có quy định về xử phạt hành chính đối với các hành vi có liên quan đến sử dụng cần sa. Điểm a Khoản 4 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5 – 10 triệu đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Người chủ hoặc người có trách nhiệm quản lý nhà hàng, cơ sở cho thuê lưu trú, câu lạc bộ, các phương tiện giao thông và các nơi khác để cho người khác lợi dụng sử dụng chất ma túy trong khu vực, phương tiện mình quản lý.

Như vậy, để xem xét bạn có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chứng minh bạn có hành vi có lỗi đối với vi phạm hành chính đó. Nếu chứng minh được bạn biết và vẫn để cho người khác sử dụng trái phép chất ma túy tại quán, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên.

Trong trường hợp nếu có yếu tố cấu thành tội phạm hình sự, căn cứ theo kết luận của cơ quan điều tra sẽ xem xét theo quy định tại Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.

1. Người nào tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy dưới bất kỳ hình thức nào, thì bị phạt tù từ 2 - 7 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 7 -15 năm: Phạm tội 2 lần trở lên; Đối với 2 người trở lên…

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo - Giám đốc Công ty Luật TNHH Đức An, Hà Nội

Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

Luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm, tăng thực quyền cho ngân hàng

28 Jun, 08:28 AM

Kinhtedothi - Sáng 27/6, với 435/443 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Luật lần này đã luật hóa quyền thu giữ tài sản bảo đảm - một bước đi quan trọng nhằm tháo gỡ vướng mắc pháp lý, củng cố niềm tin thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và tổ chức tín dụng.

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

Từ 1/7/2025: 13 luật, 9 nghị định, 39 thông tư chính thức có hiệu lực

16 Jun, 01:09 PM

Kinhtedothi - Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định và thông tư mới chính thức có hiệu lực thi hành, đánh dấu giai đoạn cập nhật chính sách pháp luật lớn trong năm. Các văn bản này điều chỉnh nhiều lĩnh vực thiết yếu như bảo hiểm, thuế, y tế, quy hoạch, khoáng sản, phòng cháy chữa cháy, công chứng, công nghiệp quốc phòng, lưu trữ, di sản văn hóa và thương mại.

Giảm thủ tục, khơi thông nguồn lực

Giảm thủ tục, khơi thông nguồn lực

09 Jun, 05:39 AM

Kinhtedothi - Luật Đầu tư bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn những bất cập tồn tại trong hệ thống pháp lý liên quan đến đầu tư. Hiện đang có nhiều ý kiến đa chiều trên nghị trường cũng như trong dư luận về tương lai của đạo luật này.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ