Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Việt Nam đã trở thành thị trường năng lượng tái tạo sôi động
Kinhtedothi - Theo TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành trong những năm gần đây, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Phát biểu tại "Diễn đàn Nghị quyết 55-NQ/TW và các giải pháp phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với Hội đồng tư vấn Khoa học, Giáo dục và Môi trường (Ủy ban MTTQ Việt Nam) tổ chức vào chiều 28/10, TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI chia sẻ, khi bàn về các lĩnh vực tiềm năng giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN, các ý kiến đều đồng nhất xác định rằng, năng lượng tái tạo và cơ sở hạ tầng là hai lĩnh vực có cơ hội bùng nổ tới đây.
Trên thực tế, năng lượng là bài toán quan trọng và phức tạp mà mọi quốc gia đều phải đối mặt trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, điều này càng đúng và có ý nghĩa thiết thực hơn đối với các quốc gia đang phát triển. Tại Việt Nam, nền kinh tế phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước.
Theo báo cáo thống kê, nhu cầu điện trong giai đoạn 2021 - 2025 sẽ gặp nhiều khó khăn với tình trạng thiếu điện trầm trọng, dự báo năm 2023 có thể thiếu tới 13 tỷ kWh, trong khi đã phải phát điện dầu gần 11 tỷ kWh. Đến hết năm 2023, công suất nguồn điện bị thiếu hụt so với quy hoạch lên tới 12.690 MW. Tình trạng thiếu hụt nguồn điện sẽ được cải thiện trong các năm 2024 và 2025 do đưa vào vận hành một số nhà máy nhiệt điện, nhưng dự báo đến hết năm 2025, nguồn điện sẽ vẫn còn thiếu hụt khoảng 7.250 MW.
Để giải quyết vấn đề này, Chủ tịch VCCI cho biết, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị Quyết số 55-NQ/TW ngày 11/2/2020 về định hướng chiến lược phát triển năng lượng Quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
“Nghị Quyết số 55 của Bộ Chính trị không chỉ định hướng phát triển cho lĩnh vực năng lượng tái tạo ở Việt Nam, mà còn nắm bắt được xu hướng phát triển, đảm bảo nhu cầu năng lượng của khu vực. Nếu được thực hiện đúng hướng, có thể sẽ có cuộc “đổ bộ” lớn của các nhà đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo, đây thực sự là động lực cho phát triển nền kinh tế Việt Nam” - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Theo đó, Nghị quyết nhấn mạnh, ưu tiên xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo nhằm thay thế tối đa các nguồn năng lượng hoá thạch, nhanh chóng xây dựng thị trường năng lượng đồng bộ, cạnh tranh, minh bạch, đa dạng hoá hình thức sở hữu và phương thức kinh doanh. Áp dụng giá thị trường đối với mọi loại hình năng lượng.
Khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển, kiên quyết loại bỏ mọi biểu hiện bao cấp, độc quyền, cạnh tranh không bình đẳng, thiếu minh bạch trong ngành năng lượng.
Có thể nói, chủ trương định hướng phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam là đúng đắn, được Bộ Chính trị ủng hộ, khuyến khích, Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, doanh nghiệp tích cực vào cuộc và lộ trình phát triển đã có những khởi đầu đáng khích lệ.
Với cơ chế khuyến khích phát triển các nguồn điện năng lượng tái tạo của Chính phủ, nhiều nhà đầu tư đã tích cực tham gia nghiên cứu và đề xuất đầu tư các dự án nguồn điện năng lượng tái tạo. Tính đến cuối tháng 8/2020, tổng công suất các nguồn điện gió và điện mặt trời đã được phê duyệt bổ sung quy hoạch gần 23.000MW, trong đó, điện mặt trời khoảng 11.200MW; điện gió khoảng 11.800MW.
Theo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (Bộ Công Thương). Trong vòng 2 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến mạnh mẽ về số lượng và quy mô dự án năng lượng tái tạo. Theo đó, đến nay, toàn quốc đã đưa vào vận hành 102 dự án điện mặt trời với tổng công suất 5.245MW).
Trong đó, chỉ riêng trong quý II/2019 có gần 90 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng 4.000MWp được đưa vào vận hành. Đây là khối lượng công việc kỷ lục trong quá trình phát triển của ngành Điện Việt Nam và số lượng nhà máy được đưa vào vận hành cũng là kỷ lục từ trước đến nay.
Với kỷ lục về công suất điện mặt trời mới đưa vào vận hành, Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường năng lượng tái tạo sôi động và hấp dẫn nhất trong khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên, Chủ tịch VCCI cũng thẳng thắn nhận định, quá trình phát triển “thần tốc” này cũng đang đặt ra những thách thức mới về sự phát triển đồng bộ của hệ thống lưới điện, sử dụng đất, cơ chế giá điện, công nghệ, nguồn nhân lực/việc làm và nguồn tài chính.
“Đến thời điểm này, vẫn còn nhiều điểm nghẽn khiến nhiều dự án chậm triển khai, thậm chí mất phương hướng và có nguy cơ hủy bỏ. Việc quản lý, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương về thực thi chính sách trong một số trường hợp chưa rõ ràng, thiếu chặt chẽ. Công tác nghiên cứu quy hoạch và dự báo cung cầu còn yếu; công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện triển khai còn nhiều vướng mắc” - TS Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh.
Trước thực trạng này, việc triển khai ngay một số giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo là vô cùng cấp bách, đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ của Chính phủ, các bộ, ngành mà còn cả các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
-
Shark Phú đưa SUNHOUSE vươn ra biển lớn
Kinhtedothi - “Ở Nhà máy SUNHOUSE, hạnh phúc đến từ đôi bàn tay lao động của người công nhân”, đó là tôn chỉ xuyên su...XEM THÊM -
EVNHANOI: Nhiều công trình nâng cấp, cải tạo lưới điện được triển khai ngay từ đầu năm
Kinhtedothi - Ngay trong những ngày đầu Xuân mới Tân Sửu 2021, các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội ...XEM THÊM -
KĐN tiếp tục Chương trình trồng cây năm 2021 tại Bà Rịa
Kinhtedothi - Tiếp tục Chương trình trồng cây năm 2021 với chủ đề “CHUNG TAY VÌ MÀU XANH TRÊN CÔNG TRÌNH KHÍ”, Đoàn T...XEM THÊM -
BIDV triển khai gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa kinh doanh xuất nhập khẩu
Kinhtedothi- Tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, BIDV triển...XEM THÊM -
Danko Group tuyển dụng 300 nhân sự đầu xuân 2021
Kinhtedothi - Coi con người là giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, tập trung phát triển nguồn nhân lực tinh nhuệ, thán...XEM THÊM -
Võ Trần Trọng Đồng: Ông chủ salon tóc khởi nghiệp từ gian khó
Kinhtedothi - Võ Trần Trọng Đồng tạo dựng thành công hệ thống salon tóc với các chi nhánh tại TP HCM, Biên Hòa và Vũ...XEM THÊM
-
PC Quảng Ngãi: Chuyển đổi số trong công tác quản lý vận hành lưới điện
Kinhtedothi - Thực hiện chủ đề năm 2021 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam là “Chuyển đổi số”, ngay từ đầu năm, PC Quảng Ngãi đã tiếp tục triển khai các ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý vận hà...25-02-2021 16:46
-
Tăng hạng ấn tượng, VPBank lọt Top 250 ngân hàng giá trị nhất toàn cầu
Kinhtedothi - Thứ hạng của VPBank tiếp tục tăng thêm 37 bậc, góp phần đưa ngân hàng này lần đầu tiên lọt danh sách Top 250 thương hiệu ngân hàng giá trị nhất toàn cầu, đồng thời giữ vững vị trí Ngâ...25-02-2021 12:11
-
Chuyển đổi số là chìa khóa thành công của Vietcombank
Kinhtedothi - Thông qua việc số hóa, Vietcombank có được “chìa khóa” để thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững trong bối cảnh kinh tế đang gặp nhiều bất lợi do đại dịch Covid-19 gây ra. Ứng dụng th...25-02-2021 11:50
-
Bí quyết dùng vốn khởi nghiệp của ông chủ BestB
Kinhtedothi - “Những doanh nhân khởi nghiệp thành công hay thất bại không hơn nhau ở số vốn nhiều hay ít, mà hơn nhau ở sự thông minh khi sử dụng vốn khởi nghiệp” – anh Phạm Anh Cường (Cường Stewar...25-02-2021 08:57
-
Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng hạ tầng 3 khu công nghiệp
Kinhtedothi - Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định chủ trương đầu tư dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng 3 khu công nghiệp.24-02-2021 20:15
- Giá vàng trong nước cao kỷ lục: Có nên xem lại chính sách quản lý?
- Chủ tịch UBND TP Hà Nội tặng bằng khen người cứu bé gái 3 tuổi rơi từ tầng 13 chung cư
- Anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu bé gái rơi từ tầng 13 chung cư: “Ai cũng sẽ hành động như tôi”
- Xăng dầu tăng giá: Người dân, doanh nghiệp thêm nỗi lo
- Sức khỏe bệnh nhi ngã từ tầng 13 tại quận Thanh Xuân hiện nay ra sao?
- Cần hệ thống camera bao quát giao thông toàn thành phố
- Cơ sở giết mổ lợn chết ở Chương Mỹ: Bộc lộ nhiều điểm yếu trong kiểm tra, giám sát
- Nghị định 79/2019/NĐ-CP về trả nợ tiền sử dụng đất: Ngăn chặn tình trạng trục lợi chính sách
- Hà Nội sẵn sàng đón học sinh trở lại trường