Chứng khoán châu Á đi xuống do chỉ số giá sản xuất Trung Quốc giảm kỷ lục

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Hầu hết các cổ phiếu châu Á đều giảm điểm trong phiên 10/9 do thị trường chịu áp lực từ số liệu cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của Trung Quốc suy yếu kỷ lục.

Dữ liệu chính thức công bố ngày 10/9 cho thấy, chỉ số PPI của Trung Quốc trong tháng 8 giảm 0,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chứng kiến mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8/2016.
Phần lớn thị trường chứng khoán châu Á đều giảm điểm trong phiên 10/9.
PPI của Trung Quốc suy yếu, báo hiệu về đà giảm tốc của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới - vốn là yếu tố có khả năng gây áp lực giảm phát đến nền kinh tế toàn cầu. Sự suy yếu của PPI gây tổn thương đến khả năng định giá hàng hóa của các nhà sản xuất và có nguy cơ gây ra áp lực giảm phát đến phần còn lại của nền kinh tế toàn cầu thông qua xuất khẩu.
Dữ liệu kém khả quan trên đã đẩy các cổ phiếu blue-chip tại thị trường Trung Quốc lao dốc, trong đó chỉ số CSI 300 giảm 0,41%.
Đà giảm mạnh trên thị trường Trung Quốc cũng khiến chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương, không tính thị trường Nhật Bản sụt 0,23%. Chỉ số này cũng đi ngang trong phiên trước đó.
Điều đó đặt ra âm thanh cho thương mại châu Âu thời kỳ đầu với Euro Stoxx 50 tương lai STXEc1 giảm 0,09%, tương lai DAX của Đức FDXc1 giảm 0,12% và FTSE tương lai thấp hơn FFIc1 0,09%.
Chiến lược gia toàn cầu Sean Darby tại Jefferies ở Hồng Kông cho biết: “Áp lực giảm phát trên toàn cầu vẫn duy trì ở mức cao, vì vậy dấu hiệu suy yếu của chỉ số giá sản xuất của Trung Quốc không phải là trường hợp ngoại lệ”.
Tuy nhiên, theo nhà chiến lược Sean Darby, thị trường vẫn kỳ vọng vào việc nới lỏng chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương lớn.
Trong phiên giao dịch này, chỉ số chứng khoán tương lai Mỹ tại thị trường châu Á hạ 0,13% sau khi chỉ số S&P 500 trên sàn chứng khoán Mỹ đi ngang trong phiên 9/9.
Chỉ số chứng khoán của Australia cũng mất 0,71%, trong khi chỉ số  Nikkei 225 của Nhật Bản lại tăng 0,24%.
Các nhà đầu tư cổ phiếu đang hướng sự chú ý sang Ngân hàng Trung ương châu Âu, được dự báo ​​sẽ đưa ra một gói các biện pháp nới lỏng và kích thích tiền tệ trong cuộc họp vào ngày 12/9 tới để hạn chế những ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung đang kéo dài và khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu.
Bên cạnh đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dự kiến ​​sẽ cắt giảm lãi suất vào tuần tới khi các nhà hoạch định chính sách của FED cam kết hỗ trợ  nền kinh tế toàn cầu tránh những rủi ro địa chính trị, bao gồm việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.
Shane Oliver, người đứng đầu chiến lược đầu tư và là nhà kinh tế trưởng tại AMP Capital Investors ở Sydney cho biết, sản lượng trái phiếu của công ty đã giảm nhanh đến mức họ phải chịu một đợt giảm giá và bạn có một chút lo lắng trước ECB.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần