Chứng khoán châu Á giảm mạnh do FED vẫn bảo vệ chính sách tăng lãi suất

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Chỉ số chứng khoán của Trung Quốc sụt xuống mức thấp nhất trong 4 năm đã kéo thị trường chứng khoán châu Á giảm mạnh trong phiên 18/10.

Sắc đỏ lại bao phủ các cổ phiếu trên thị trường chứng khoán châu Á trong khi tỷ giá đồng USD tăng lên mức cao nhất trong 1 tuần sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố biên bản cuộc họp chính sách mới nhất.
Ngày 17/10, biên bản họp ngày 25-26/9 của FED cho thấy cam kết thắt chặt chính sách tiền tệ để giữ nền kinh tế ổn định.
Theo biên bản này, ban lãnh đạo FED không thấy có lý do gì để ngừng lộ trình tăng lãi suất từng bước hiện nay, bất chấp sự phản đối của Tổng thống Donald Trump.
 Thị trường chứng khoán châu Á ngập sắc đỏ trong phiên giao dịch ngày 18/10.
Tổng thống Trump chỉ trích lộ trình tăng lãi suất của FED là "quá nóng vội" và đe dọa lịch trình kinh tế của chính phủ. Tuy nhiên, tại cuộc họp trên, đa phần các nhà hoạch định chính sách của FED nhất trí rằng tiếp tục tăng lãi suất "sẽ phù hợp" với giai đoạn lạm phát ổn định và tỷ lệ thất nghiệp thấp kỷ lục hiện nay. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ trong tháng 9 là 3,7%, mức thấp nhất kể từ năm 1969.
“Về phần triển vọng về chính sách tiền tệ sau cuộc họp tháng 9/2018, các thành viên tham gia nhìn chung dự báo rằng việc nâng thêm lãi suất một cách từ từ và nhiều khả năng sẽ phù hợp với đà tăng trưởng kinh tế bền vững, các điều kiện thị trường lao động mạnh và lạm phát gần 2% trong trung hạn”, trích từ biên bản họp của FED.
Chỉ số MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản giảm 0,7%.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh trong phiên này khi báo cáo của FED ám chỉ sẽ còn nhiều đợt nâng lãi suất trong thời gian tới trong bối cảnh gia tăng lo ngại về tác động của cuộc chiến thuế quan leo thang với Mỹ.
Chỉ số Shanghai Composite Index của thị trường chứng khoán Trung Quốc giảm 2,6%, mức thấp nhất trong 4 năm, trong khi chỉ số CSI 300 mất 2,1%, gần mức thấp trong hơn 2 năm.
Các thị trường khác tại châu Á cũng giảm mạnh trong phiên 18/10, với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông mất 0,7% và chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản sụt 0,8%.
Trước đó, dữ liệu cho thấy kim ngạch xuất khẩu tháng 9/2018 của Nhật Bản suy giảm lần đầu tiên kể từ năm 2016, khi lượng hàng xuất khẩu tới Mỹ và Trung Quốc giảm, qua đó làm gia tăng lo ngại về tác động của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung.
Các chỉ số chứng khoán chính trên Phố Wall quay đầu giảm nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động trong ngày 17/10, sau khi FED cho thấy sự đồng thuận rộng rãi về sự cần thiết phải nâng lãi suất thêm, qua đó củng cố lo ngại của nhà đầu tư, vốn dẫn đến đợt bán tháo mạnh hồi tuần trước.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones lùi 91,74 điểm (tương đương 0,36%) xuống 25.706.68 điểm, chỉ số S&P 500 hạ 0,71 điểm (tương đương 0,03%) xuống 2.809.21 điểm và chỉ số Nasdaq Composite mất 2,79 điểm (tương đương 0,04%) còn 7.642.70 điểm.
 Tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, tăng lên 95,765 điểm, ghi nhận mức cao nhất trong 1 tuần.
Đồng euro đi ngang sau khi giảm 0,65% so với đồng USD trong phiên trước đó, hiện được giao dịch ở mức 1 euro đổi được 1,1487 USD. Tỷ giá đồng tiền chung đã mất gần 3% so với đồng USD trong 3 tuần qua./.
span style='font-size:14.0pt; font-family:Arial'>Đồng euro đi ngang sau khi giảm 0,65% so với đồng USD trong phiên trước đó, hiện được giao dịch ở mức 1 euro đổi được 1,1487 USD. Tỷ giá đồng tiền chung đã mất gần 3% so với đồng USD trong 3 tuần qua.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần