Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán châu Á ngập ngừng chờ kết quả cuộc họp của FED

Kinhtedothi - Chứng khoán châu Á giảm điểm trong phiên ngày 17/3 khi nhà đầu tư thận trọng chờ kết quả cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ.
Cổ phiếu trên thị trường châu Á suy yếu trong phiên ngày thứ Tư trong bối cảnh giới đầu tư giữ tâm lý thận trọng khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ kết thúc cuộc họp chính sách quan trọng ngày 17/3.
 Chứng khoán châu Á suy yếu trong phiên ngày 17/3.
Nhà đầu tư sẽ nhận được nhiều hướng dẫn hơn từ FED về lãi suất và lạm phát vào ngày 17/3. Cơ quan này đã khởi động cuộc họp chính sách diễn ra trong 2 ngày vào ngày thứ Ba, sau đó sẽ có một tuyên bố và họp báo ngắn gọn từ Chủ tịch FED Jerome Powell trong ngày thứ Tư.
Chỉ số MSCI không tính thị trường Nhật Bản mất 0,3%. Dẫn đầu đà lao dốc trên thị trường chứng khoán châu Á là chỉ số KOSPI của Hàn Quốc và S&P/ASX 200 của Australia, lần lượt giảm 0,64% và 0,48%.
Tại thị trường Australia, các chỉ số phụ về năng lượng và vật liệu lần lượt mất 1,36% và 1,35% khi các cổ phiếu khai khoáng và dầu mỏ đồng loạt suy yếu trong phiên này. Cổ phiếu của các công ty khai thác lớn Rio Tinto và BHP lần lượt hạ 1,24% và 1,56%.
Tuy nhiên, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đi ngược xu hướng trên thị trường khi cộng 0,1%, còn chỉ số Topix đi ngang.
Phiên giao dịch ảm đạm trên thị trường chứng khoán châu Á diễn ra sau khi  các chỉ số chính trên sàn Phố Wall đóng cửa phiên ngày 16/3 trong sắc đỏ. Chốt phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất gần 130 điểm, dứt chuỗi tăng 7 phiên liên tiếp.
Chiến lược gia Carol Kong của Ngân hàng Commonwealth Bank của Australia nhận định: “Phiên họp chính sách kéo dài từ ngày 16-17/3 là một trong những cuộc họp quan trọng nhất của FED trong một thời gian dài trở lại đây. Đây là cuộc họp FED đầu tiên sau khi mối lo về lạm phát và lãi suất nổi lên thời gian gần đây.
Chuyên gia Carol Kong lưu ý thêm rằng cả lợi suất trái phiếu Mỹ và đồng USD có thể tăng nếu tuyên bố sau cuộc họp của FED và đánh giá của Chủ tịch FED Jerome Powell được coi là không đủ ôn hòa. Chuyên gia này cho biết, ngân hàng Commonwealth Bank kỳ vọng FED sẽ nâng dự báo về tăng trưởng GDP và lạm phát của Mỹ nhờ việc tiêm chủng vaccine Covid-19 và gói kích thích tài khóa mới.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tại thị trường châu Á giữ ở mức 1,6197% trong phiên ngày thứ Tư.
Trên thị trường tiền tệ, chỉ số đồng USD – phán ảnh sức mạnh của đồng bạc xanh so với 6 đồng tiền chủ chốt khác, giảm về 91,90 điểm sau khi tăng vọt lên 92,506 điểm vào tuần trước, mức cao nhất trong 3 tháng./.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ