Chứng khoán châu Á tăng nhẹ khi Mỹ - Trung bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Các cổ phiếu trên thị trường châu Á biến động nhẹ trong phiên 14/2 khi giới đầu tư hy vọng về những tiến triển từ các cuộc đàm phán về thuế quan mới nhất giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trung Quốc và Mỹ đã bắt đầu vòng đàm phán thương mại cấp cao mới tại Bắc Kinh sáng 14/2.
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên 14/2.
Các cuộc đàm phán kéo dài 2 ngày. Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cùng Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin và Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer đồng chủ trì các cuộc đàm phán. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Quốc Dịch Cương cũng tham gia đàm phán.
Đây là vòng đàm phán thương mại cấp cao lần thứ 2 giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới trong nỗ lực giải quyết tranh chấp thương mại trước thời hạn chót là ngày 1/3.
Các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán châu Á vẫn giữ tâm lý thận trọng trong phiên này chờ đợi báo cáo về dữ liệu thương mại của Trung Quốc.
Chỉ số chứng khoán MSCI khu vực châu Á - Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản đi ngang sau khi vừa chạm đỉnh kể từ cuối tháng 10 trong phiên trước đó.
Cụ thể, tại thị trường Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,3%, đạt mức cao nhất kể từ đầu năm đến nay nhờ đồng yen suy yếu.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc đang thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư sau khi chỉ số blue-chip Shanghai Composite tăng 2% trong phiên ngày 13/2, chạm đỉnh kể từ cuối tháng 9.
“Các nhà đầu tư trên thế giới một lần nữa lạc quan một cách thận trọng rằng tiến trình đạt thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ được thực hiện và khả năng gia hạn về thời điểm áp thuế quan mới được đánh giá là kết quả tốt”, ông SAID Nick Twidale - giám đốc điều hành của Rakuten Securities nhận định.
Chứng khoán Mỹ có phiên tăng điểm thứ 4 liên tiếp trong phiên 13/2.
Tại Mỹ, Phố Wall tăng điểm trong phiên giao dịch ngày 13/2, khi nhà đầu tư lạc quan về khả năng Mỹ và Trung Quốc có thể đạt một thỏa thuận thương mại. Ngoài ra, thống kê cho thấy lạm phát ở mức thấp - một tín hiệu cho thấy Cục Dự trữ Liên bang (FED) có thể giữ nguyên lãi suất trong ngắn hạn - cũng giúp nhà đầu tư yên tâm.
Cả ba chỉ số chứng khoán chính của thị trường chứng khoán Mỹ đều phủ sắc xanh khi kết thúc phiên, trong đó S&P 500 và Nasdaq tăng phiên thứ tư liên tiếp. Đây là ngày thứ 2 liên tục S&P đóng cửa trên ngưỡng trung bình 200 ngày, một mức hỗ trợ kỹ thuật chủ chốt.
Tại Bắc Kinh, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ lạc quan về vòng đàm phán thương mại đang diễn ra, nói rằng các cuộc thảo luận "đến thời điểm này đều rất tốt", đồng thời bày tỏ hy vọng sẽ có những cuộc họp hiệu quả nữa trong mấy ngày tới.
Ông Bernard Baumohl, chuyên gia kinh tế trưởng toàn cầu của Economic Outlook Group, nhận định: "Thị trường đang rất nhạy cảm với tin tức. Các nhà đầu tư đang chờ đợi và hy vọng tin tốt đến từ đàm phán thương mại Mỹ-Trung, và những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế vẫn đang tăng trưởng tốt mà lạm phát không tăng mạnh".
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones tăng 0,46%, đạt 25.543,27 điểm. S&P tăng 0,3%, đạt 2.753,03 điểm. Nasdaq tăng 0,08%, đạt 7.420,38 điểm.
Trong số 11 nhóm cổ phiếu ngành chính của S&P, chỉ có nhóm tiện ích và dịch vụ truyền thông kết thúc phiên trong trạng thái giảm. Năng lượng là nhóm cổ phiếu có mức tăng phần trăm mạnh nhất nhờ giá dầu thô có phiên tăng mạnh nhất kể từ cuối tháng 1.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần