Chứng khoán Mỹ, châu Á đồng loạt lao dốc sau khi FED nâng lãi suất

Nguyễn Thu (Theo Reuters)
Chia sẻ Zalo

Kinhtedothi - Thị trường chứng khoán toàn cầu giảm mạnh sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ quyết định tăng lãi suất đúng như dự báo trước đó.

Kết thúc cuộc họp chính sách ngày 26/9, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) quyết định nâng lãi suất thêm 0,25%, đây là lần thứ 3 trong năm 2018 FED tăng lãi suất. Với quyết định mới nhất này, mức lãi suất tham chiếu của Mỹ tăng 0,25 điểm % lên từ 2%-2,25%.
Tại buổi họp báo sau phiên họp chính sách, Chủ tịch FED Jerome Powell nhận định nền kinh tế Mỹ đang mạnh nhưng lãi suất còn thấp. Ông Powell cho rằng việc bình thường hoá dần dần lãi suất sẽ giúp duy trì sức mạnh cho Mỹ.
  Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi FED nâng lãi suất. 
Theo dự báo, lạm phát của Mỹ sẽ ở mức gần 2% trong 3 năm tới, tỷ lệ thất nghiệp giảm còn 3,5% trong năm 2019 và duy trì mức này trong năm 2020 trước khi tăng nhẹ năm 2021. Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại của Mỹ là 3,9%.
Tại thị trường chứng khoán, chỉ số MSCI khu vực  châu Á-Thái Bình Dương không tính thị trường Nhật Bản giảm 0,05%, còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,45%.
Trên Phố Wall, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 0,4%, chỉ số S&P 500 mất 0,33% và chỉ số Nasdaq Composite cũng hạ 0,21%.
Lãi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ giảm hơn 5 điểm cơ bản xuống mức 3,048%.
FED vẫn gợi ý một đợt nâng lãi suất khác vào tháng 12/2018, thêm 3 lần nữa vào năm 2019 và một lần nâng lãi suất vào năm 2020.
Tomoaki Shishido, nhà phân tích chiến lược tại Nomura Securities cho biết: “Dường như các yếu tố cơ bản của nền kinh tế Mỹ đã thuyết phục FED nhận thấy cần thiết phải tiếp tục tăng lãi suất vượt quá mức trung lập. Tôi không thể nhìn thấy lý do có khiến làm chậm tốc độ tăng lãi suất của FED, miễn là tỷ lệ thất nghiệp tiếp tục giảm".
FED vẫn gợi ý một đợt nâng lãi suất khác vào tháng 12/2018, thêm 3 lần nữa vào năm 2019 và một lần nâng lãi suất vào năm 2020.
Chủ tịch FED cho biết ngân hàng trung ương đang theo dõi chặt chẽ lạm phát, nhấn mạnh mối lo ngại về sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Mỹ có thể dẫn đến tình trạng “quá nhiệt” và buộc FED phải nâng lãi suất nhiều hơn.
Thị trường chứng khoán đang trải qua giai đoạn bùng bổ và dao động tại mức cao kỷ lục. Tuy nhiên khi lãi suất tăng, chứng khoán phải đối mặt với sự cạnh tranh gia tăng không chỉ từ trái phiếu, mà còn từ tiền mặt.
Trên thị trường tiền tệ thể giới, đồng USD biến động nhẹ sau quyết định nâng lãi suất của FED.
Chỉ số Dollar Index, phản ánh sức mạnh của đồng USD với 6 đồng tiền chủ chốt khác, đứng ở mức 94,266 điểm sau khi tăng 0,13% trong phiên 26/9. Chỉ số này đã phục hồi sau khi chạm mức thấp nhất trong 2,5 tháng xuống còn 93,808 điểm ghi nhận trong phiên 21/9 vừa qua.
Tỷ giá đồng euro giảm và được giao dịch ở mức 1 euro đổi được 1,1749 USD sau khi thiết lập mức đỉnh 3 tháng  lên mức 1,18155 USD trong phiên ngày 24/9.
Trong khi đó, đồng yen Nhật tăng nhẹ so với đồng USD sau khi FED quyết định tăng lãi suất, hiện giao dịch với tỷ lệ 1 USD "ăn" 112,75 yen.

Tin đọc nhiều

Kinh tế đô thị cuối tuần