Việt Nam vươn mình trong kỷ nguyên mới
Logo
Đăng ký ấn phẩm|Đăng nhập

Chứng khoán Mỹ: Nhà đầu tư bán tháo, S&P 500 đứt mạch tăng 5 phiên liên tiếp

Kinhtedothi - Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ quay đầu giảm khi nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu do lo ngại sự bùng phát mạnh của dịch Covid-19.
Chứng khoán Mỹ giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 7/7 khi đà leo dốc của các cổ phiếu công nghệ vốn hóa lớn chững lại. Những lo ngại về tỷ lệ lây lan dịch Covid-19 bùng phát mạnh cũng tác động tiêu cực đến tâm lý nhà đầu tư.
Chứng khoán Mỹ quay đầu giảm mạnh trong phiên 7/7.
Chốt phiên giao dịch, chỉ số S&P 500 trượt 1,1%, xuống còn 3.145,32 điểm, trong khi Nasdaq Composite có lúc tăng kỷ lục trong phiên nhưng đóng cửa cũng giảm 0,9%, về mức 10.343,89. Chỉ số Dow Jones cũng “bốc hơi” 396,85 điểm, tương đương 1,5% kết phiên ở 25.890,18 điếm.
Đà sụ giảm trong ngày 7/7 đã chấm dứt chuỗi 5 phiên tăng liên tục của Nasdaq và S&P 500, còn Dow Jones cũng giảm lần đầu sau 3 phiên.
Cổ phiếu Amazon mất 1,9%, dẫn đầu đà giảm của nhóm công nghệ. Netflix đóng cửa thấp hơn 0,1% sau khi đạt mức kỷ lục trong phiên. Microsoft, Apple và Facebook cũng nhuộm sắc đỏ khi chốt phiên.
Chuyên gia kinh tế Peter Cardillo tại Spartan Capital Securities nhận xét: “Thị trường trước đó đã bị mua vào quá mức. Giới đầu tư đã gạt bỏ quan ngại về rủi ro tiềm tàng có thể phát sinh từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19".
Những cổ phiếu hưởng lợi từ việc tái khởi động nền kinh tế đều sụt giảm. Nhóm du thuyền Norwegian Cruise Line và Carnival Corp đều giảm hơn 5%. Nhóm hàng không American Airlines và United Airlines mất lần lượt 6,95% và 7,6%.
Ông Brent Schutte - Giám đốc chiến lược đầu tư tại Northwestern Mutual, cho biết: "Khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng, nhà đầu tư sẽ chuyển sang các cổ phiếu được hưởng lợi từ việc người dân phải ở trong nhà".
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, trong ngày 7/7, Mỹ ghi nhận thêm 60.209 ca mắc Covid-19. Đây là mức cao nhất trong một ngày mà Mỹ ghi nhận kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở nước này.
Như vậy, đến nay Mỹ có gần 3 triệu ca nhiễm Covid-19, cụ thể là 2.991.351 ca. Trong khi đó, số ca tử vong đang là 131.362 ca, tăng 1.114 ca trong 24 giờ qua.
Tình hình dịch Covid-19 ở Mỹ đã nóng trở lại kể từ tháng 6  vừa qua, buộc chính quyền nhiều bang phải ngừng triển khai các kế hoạch mở cửa nền kinh tế. Cuối tuần vừa qua, 23 bang của Mỹ báo cáo số ca nhập viện vì nhiễm virus SARS-CoV-2 tăng từ 5% trở lên.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times, ông Raphael Bostic - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chi nhánh Atlanta nhận định rằng quá trình hồi phục kinh tế của nước Mỹ sẽ đối mặt nhiều trắc trở hơn khi số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng cao.
Tuy nhiên, vẫn có những dự báo tích cực về triển vọng thị trường, do kỳ vọng Mỹ chống đỡ được dịch bệnh.
Đầu phiên 7/7, các chỉ số trên sàn Phố Wal diễn biến khởi sắc khi chính phủ Mỹ đặt hàng hãng dược phẩm Novavax hợp đồng phát triển vaccine ngừa Covid-19 trị giá 1,6 tỷ USD. Cổ phiếu Novavax kết phiên tăng 32%.
"Dù dự báo thị trường có thể biến động, chúng tôi nghĩ rằng có cơ sở cho sự lạc quan rằng các nền kinh tế và sàn Phố Wall có thể vượt qua", Mark Haefele - Giám đốc Đầu tư tại UBS nhận xét.
Theo chuyên gia Haefele, nhiều dấu hiệu cho thấy hệ thống chăm sóc sức khỏe đang đối phó với Covid-19 tốt hơn, làm giảm khả năng nền kinh tế phải  đóng cửa trở lại. Ngoài ra, dữ liệu kinh tế cũng tiếp tục cho thấy khả năng phục hồi tích cực.
Đọc nhiều
HỎI ĐÁP THÔNG MINH

CẢM NHẬN CỦA BẠN VỀ BÀI VIẾT NÀY

  • Rất hay
  • Thích
  • Giải trí
  • Cần cải thiện

BÌNH LUẬN (0)

Đừng bỏ lỡ
Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

Phố Wall bùng nổ khi ông Trump bác tin sa thải Chủ tịch Fed

23 Apr, 03:32 PM

Kinhtedothi - Sự kỳ vọng vào khả năng hạ nhiệt trong căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, cộng thêm việc ông Trump rút lại lời đe dọa sa thải Chủ tịch Fed đã giúp thị trường Phố Wall tăng vọt sau chuỗi ngày ảm đạm.

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

Các ngân hàng trung ương gồng mình đối phó chiến tranh thương mại

21 Apr, 03:45 PM

Kinhtedothi - Căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng không còn là mối quan tâm bên lề mà đã trở thành vấn đề trọng tâm đối với các ngân hàng trung ương lớn như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC).

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

Vì sao đồng ruble sinh lời mạnh nhất năm 2025?

18 Apr, 04:46 PM

Kinhtedothi - Các nhà phân tích cho rằng yếu tố địa chính trị và các quyết định kịp thời về chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nga đã giúp đồng ruble Nga trở thành đồng tiền có hiệu suất tốt nhất toàn cầu trong năm 2025, vượt qua cả các tài sản trú ẩn truyền thống như vàng và đồng USD.

Tin mới
VIDEO
Tin Tài Trợ